Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sử dụng thành thạo ngoại ngữ sẽ đem đến nhiều thuận lợi cũng như cơ hội trong công việc và cuộc sống. Để có một thế hệ sử dụng thành thạo tiếng Anh, việc đưa ngôn ngữ này sử dụng thường xuyên trong trường học là vấn đề cấp thiết.

Khi đất nước ngày càng đổi mới, mở rộng giao lưu, hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới thì ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh lại càng trở nên quan trọng.

1khoinguyen.jpg
Trung tâm Anh ngữ Ocean Edu và Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (TP. Pleiku) phối hợp tổ chức thi Rung chuông nhằm tạo sân chơi cho học sinh yêu thích môn Tiếng Anh. Ảnh: Khôi Nguyên

Thực tế, cách đây gần nửa thế kỷ, Tiếng Anh đã là môn học bắt buộc ở bậc THPT. Đến năm 1996, môn học này được dạy thí điểm ở lớp 3 đến lớp 5. Với chương trình giáo dục phổ thông mới, thời lượng dành cho môn học này đã tăng lên. Hiện học sinh tiểu học bắt buộc học 4 tiết Tiếng Anh mỗi tuần (2,3 giờ), học sinh THCS và THPT có 3 tiết (2,25 giờ).

Mọi người ngày càng ý thức được tầm quan trọng của việc thông thạo ngoại ngữ, trong đó có tiếng Anh. Điều đó đã trở thành mục tiêu không chỉ được nhiều trường học mà cả phụ huynh và bản thân học sinh, sinh viên đặt ra. Bởi lẽ, tiếng Anh sẽ đem lại lợi thế về nhiều mặt cho mọi người, đặc biệt là giới trẻ trong việc giao lưu, tìm hiểu, mở rộng kiến thức cũng như tăng cơ hội tìm kiếm việc làm.

Không thể phủ nhận, trình độ tiếng Anh của Việt Nam trong những năm gần đây có nhiều bước phát triển khi số lượng người sử dụng thành thạo ngôn ngữ này ngày càng tăng. Cùng với đó, việc đạt được các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như IELTS, TOEIC, TOEFL và APTIS cũng trở nên phổ biến hơn.

Tại Gia Lai, việc hình thành môi trường học tiếng Anh trong nhà trường thời gian qua cũng được ngành Giáo dục đẩy mạnh, chú trọng bằng nhiều cách làm hiệu quả, thiết thực. Trong đó, các trường tạo điều kiện, hướng dẫn học sinh tham gia những sân chơi bổ ích, lành mạnh như: cuộc thi Olympic tiếng Anh, cuộc thi “Tài năng tiếng Anh”, Olympic tiếng Anh trên internet, các cuộc thi học sinh giỏi tiếng Anh các cấp…

Đồng thời, nhiều trường còn tổ chức các hoạt động ngoại khóa tiếng Anh, thi hùng biện bằng tiếng Anh, thành lập Câu lạc bộ Tiếng Anh… nhằm đa dạng hình thức khuyến khích học sinh học và tự tin giao tiếp bằng ngoại ngữ. Phong trào học tiếng Anh cũng lan tỏa rộng khắp.

Một số trường dân lập, tư thục cũng bắt đầu sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy các môn học. Hệ thống trung tâm dạy tiếng Anh tại Gia Lai hoạt động ngày càng rầm rộ, thu hút người học mọi lứa tuổi.

Dù vậy, theo bảng xếp hạng Chỉ số thông thạo tiếng Anh toàn cầu do Tổ chức giáo dục Education First công bố hàng năm cho thấy, dù có nhiều nỗ lực song trình độ tiếng Anh của người Việt Nam vẫn đang nằm ở mức giữa.

Cụ thể, năm 2024, chỉ số thông thạo về trình độ tiếng Anh của người Việt đạt 498 điểm, thuộc nhóm thấp. Trong khi đó, năm 2023, Việt Nam đạt 505 điểm, nằm trong nhóm trung bình. Cũng theo thống kê trước đó, năm 2015, nước ta xếp mức 29/70; năm 2020, giảm xuống mức 65/100 quốc gia. Thực tế này cho thấy trong lúc Việt Nam có nhiều bước tiến thì các quốc gia khác cũng không ngừng nâng cao trình độ ngoại ngữ.

Vì thế, để thực hiện mục tiêu sử dụng tiếng Anh rộng rãi, thường xuyên trong giao tiếp, học tập, nghiên cứu, làm việc; đồng thời, tăng cường năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực trong thời kỳ mới thì cần phải có nhiều giải pháp hữu hiệu, đồng bộ hơn nữa. Trong đó, môi trường lý tưởng để hình thành các kỹ năng giao tiếp, đọc hiểu, viết là trường học. Yếu tố tiên quyết là phải nâng cao năng lực ngoại ngữ của đội ngũ giáo viên ngay từ bậc mầm non cho đến giảng viên cao đẳng, đại học. Phấn đấu đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ giảng dạy với tất cả các môn học nhằm giúp học sinh tiếp xúc và phản xạ tự nhiên với ngôn ngữ này.

Bên cạnh đó, cần phải xây dựng lộ trình học tiếng Anh phù hợp với từng đối tượng, đặc biệt là cho các đối tượng đặc thù như vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Tạo cơ hội cho học sinh tham gia các kỳ thi, hội thảo, trao đổi học tập quốc tế trên nền tảng số, giao lưu học tập thực tế ở nước ngoài.

Ngoài ra, đẩy mạnh ứng dụng các nền tảng công nghệ, trí tuệ nhân tạo, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, xã hội hóa và tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động thi đua khen thưởng để khích lệ tinh thần học tập, vận dụng tiếng Anh trong công việc lẫn cuộc sống.

Cuối cùng, để triển khai được đồng bộ các giải pháp nói trên, mỗi người cần tự nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng của ngoại ngữ. Từ đó, cả hệ thống chính trị, toàn xã hội cùng vào cuộc, quyết tâm, quyết liệt đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ không chỉ sử dụng phổ biến trong trường học mà cả trong giao tiếp hàng ngày.

Có thể bạn quan tâm

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Giảm tải cho học sinh

Giảm tải cho học sinh

Không phải ngẫu nhiên mà phát ngôn mới đây của lãnh đạo vụ chức năng thuộc Bộ GD-ĐT về việc 'bắt buộc' dạy học 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT lại làm dậy sóng dư luận đến vậy.

Lằn ranh đỏ với các idol

Lằn ranh đỏ với các idol

Vụ bắt tạm giam, khởi tố điều tra Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục liên quan đến sản xuất hàng giả và lừa dối khách hàng mới đây cho thấy chính quyền sẵn sàng can thiệp mạnh tay để chấn chỉnh việc lợi dụng không gian mạng xã hội để thao túng tâm lý và gây hại cho cộng đồng.

Gian nan thử sức

Gian nan thử sức

Ở thời điểm này, có lẽ câu "lửa thử vàng, gian nan thử sức" là đúng nhất với các doanh nghiệp xuất khẩu trước mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ áp cho VN.

Nâng tầm FDI

Nâng tầm FDI

Công ty Intel VN và Khu Công nghệ cao TP.HCM (SHTP) vừa phối hợp tổ chức Hội nghị Nhà cung ứng linh kiện chiến lược có sự tham gia của lãnh đạo TP.HCM, giới chức ngoại giao Mỹ, lãnh đạo tập đoàn Intel và lãnh đạo SHTP cùng 40 nhà cung cấp.

Lệch lạc với 'drama' trên mạng

Lệch lạc với 'drama' trên mạng

Hàng triệu công dân cõi mạng (netizen) người Việt sẵn sàng bỏ thời gian, thậm chí đóng phí, thức thâu đêm hóng drama tình ái của một nhân vật có ảnh hưởng trên mạng. Nghe như thể thứ tin tức ấy sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến cuộc đời và công việc của họ.