Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Phái đoàn bao gồm các tập đoàn lớn như Apple, Boeing, Intel, Coca-Cola, Nike, Amazon, Bell Textron, Excelerate Energy…

2-2161-2688.jpg

Trong cuộc gặp Tổng Bí thư Tô Lâm, ông Nate Franklin - nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Pacifico Energy (PE), khẳng định PE mong muốn phát triển các dự án điện gió ngoài khơi ở Việt Nam với định hướng có thể cung cấp năng lượng sạch, giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong thời gian tới.

Gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, ông Charles James Boyd Bowman, Tổng Giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam cho biết, tập đoàn đang muốn đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án khu nghỉ dưỡng, sân golf 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên để hoàn thành dự án vào năm 2027, kịp thời phục vụ Hội nghị cấp cao Diễn đàn Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 2027. Doanh nhân này còn hé lộ, tập đoàn cũng đang nghiên cứu cơ hội đầu tư trong nhiều lĩnh vực khác tại Việt Nam.

Thế nhưng, kể cả khi số doanh nghiệp theo đoàn đến Việt Nam năm sau nhiều hơn năm trước, những nhận xét tích cực ngày càng nhiều, thậm chí những lời cam kết không ngừng được đưa ra thì theo số liệu thống kê FDI chính thức, “làn sóng thứ 4” - làn sóng đầu tư từ các doanh nghiệp Hoa Kỳ, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp bán dẫn - vẫn… chưa đến. Lũy kế đến đầu năm 2024, vốn FDI từ Hoa Kỳ cam kết vào Việt Nam mới khoảng gần 12 tỷ USD.

Lý giải về điều này, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Hà Kim Ngọc nói, các nhà đầu tư Hoa Kỳ không chỉ đầu tư trực tiếp từ tập đoàn mẹ ở Hoa Kỳ mà thông qua rất nhiều công ty con từ Singapore, Hồng Công, Đài Loan… vào Việt Nam. Vì thế, con số thực sự có thể lớn gấp nhiều lần. Mặc dù vậy, ông Hà Kim Ngọc cũng cho rằng, mức đầu tư hiện nay còn thấp xa so với tiềm năng.

Để đón được “làn sóng” đầu tư vào công nghệ cao, công nghiệp bán dẫn thì niềm tin chiến lược vào nhau là điều kiện tiên quyết. Thuận lợi rất lớn là Việt Nam và Hoa Kỳ đã có quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện. Vấn đề còn lại, như các doanh nghiệp Hoa Kỳ luôn nói rõ trong các cuộc trao đổi với Chính phủ và các cơ quan chức năng Việt Nam, là họ mong muốn Việt Nam tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian ra quyết định; đảm bảo tốt quyền và lợi ích chính đáng cho nhà đầu tư.

Tất nhiên, không chỉ có Hoa Kỳ. Đầu tháng 3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính còn có nhiều cuộc gặp gỡ hàng loạt tập đoàn hàng đầu từ Trung Quốc, châu Âu và Nhật Bản để đích thân “xúc tiến đầu tư”. Tại các cuộc gặp gỡ nói trên, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục khẳng định Việt Nam là một điểm đến an toàn và hấp dẫn.

Theo kết quả khảo sát mới nhất của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), 75% số doanh nghiệp châu Âu được hỏi đều lựa chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tư; đồng thời tin tưởng vào tiềm năng đầu tư tại Việt Nam. Khảo sát tương tự được Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản thực hiện cho kết quả là hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam được hỏi cho biết họ có lãi trong năm 2024, cao nhất 5 năm qua; 56% công ty có kế hoạch mở rộng hoạt động trong 1-2 năm tới.

Tuy nhiên, Chủ tịch EuroCham Bruno Jaspaert khuyến nghị, Việt Nam cần tiếp tục giảm thủ tục hành chính, đơn giản hóa các yêu cầu về giấy phép lao động, chuẩn hóa các thủ tục thành lập công ty và đăng ký đầu tư trên toàn quốc… Cùng với đó, cần đầu tư xứng tầm để quảng bá Việt Nam không chỉ là điểm đến hàng đầu mà còn là trung tâm phát triển mạnh mẽ cho kinh doanh quốc tế.

Nói cách khác, công cuộc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cần được tiếp tục với ý chí và hành động nhất quán và mạnh mẽ hơn nữa để biến tiềm năng thành hiệu quả thực sự.

Theo ANH THƯ (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

MV Bắc Bling của Hòa Minzy đạt hơn 77 triệu lượt xem sau 20 ngày phát hành, đứng tốp 1 Trending YouTube Việt Nam liên tục gần 2 tuần lễ. Đây là thành công của một sản phẩm âm nhạc, minh chứng cho cách một tác phẩm có thể khơi dậy niềm tự hào văn hóa dân tộc mà không cần những khẩu hiệu cứng nhắc.

Bước then chốt về sáp nhập

Bước then chốt về sáp nhập

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sau giai đoạn tăng tốc vừa qua, hiện đứng trước bước quyết định: Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.

50 năm lên tầm cao mới

50 năm lên tầm cao mới

(GLO)- Vùng đất Gia Lai, với sự kiện giải phóng thị xã Pleiku và chiến thắng vang dội trên đường 7 (nay là quốc lộ 25) tháng 3-1975 đã góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc, mở ra thời kỳ xây dựng quê hương phát triển, giàu đẹp.

Thuế và chi tiêu của người dân

Thuế và chi tiêu của người dân

Tâm lý thắt chặt chi tiêu vẫn đang phủ bóng lên sức mua trong nước suốt nhiều năm qua. Ở thời điểm hiện tại, tâm lý này đang có chiều hướng được củng cố do những lo ngại về thất nghiệp và giảm thu nhập.