'Chắc chân' thị trường nội địa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, chính sách thuế quan khắt khe ở các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU gây áp lực lớn lên nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam thì việc doanh nghiệp quay lại chiếm lĩnh thị trường nội địa đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

may-8805-3022.jpg

Đây không chỉ là cơ hội gia tăng nội lực doanh nghiệp mà còn tiến tới hình thành nền tảng phát triển bền vững cho nền kinh tế Việt Nam.

Dân số Việt Nam với hơn 100 triệu người, đứng thứ 3 Đông Nam Á, đứng thứ 16 thế giới, là thị trường rất lớn và hấp dẫn, đã thu hút các nhãn hàng, tập đoàn hàng đầu thế giới đến tìm hiểu, đầu tư. Mặc khác, quy mô nền kinh tế chúng ta đứng thứ 3 Đông Nam Á, thu nhập của người dân tăng cao theo từng năm là cơ sở để nền kinh tế nội địa phát triển mạnh mẽ.

Thực tế cho thấy, một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã có chiến lược đầu tư mạnh vào thị trường nội địa và gặt hái thành công. Đơn cử trong ngành dệt may, Tập đoàn Vinatex không chỉ là nhà cung cấp chủ yếu cho các doanh nghiệp xuất khẩu mà còn cung cấp các sản phẩm may mặc cho thị trường nội địa. Ví dụ khác là ngành cơ khí chế tạo với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam trong đó có Thaco.

Với việc đầu tư vào nhà máy sản xuất hiện đại và công nghệ tiên tiến, Thaco đã tăng cường khả năng lắp ráp xe hơi cung cấp cho thị trường nội địa, từng bước giảm phụ thuộc vào các sản phẩm xe hơi nhập khẩu. Ngoài các ngành hàng lớn, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đã đạt được những thành tựu ấn tượng trong việc cung cấp sản phẩm cho thị trường nội địa.

Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn nhận rằng còn có rất nhiều ngành hàng, lĩnh vực hấp dẫn đang nằm trong tay các tập đoàn nước ngoài. Một điều cần lưu tâm nữa là lâu nay chúng ta triển khai rầm rộ chương trình vận động người Việt dùng hàng Việt nhưng vẫn chưa đi vào cốt lõi, đó là chất lượng sản phẩm. Chất lượng phải được kiểm nghiệm qua từng sản phẩm, từ món đồ ăn thức uống hàng ngày cho đến sản phẩm công nghiệp, đủ độ uy tín, cạnh tranh sòng phẳng với sản phẩm nhập từ các nền kinh tế hàng đầu thế giới. Không cần kêu gọi, người dân tự tìm đến hàng Việt, lúc đó nền kinh tế chúng ta đã thành công!

Rất nhiều sự kỳ vọng vào một bước ngoặt mới cho nền kinh tế nước ta khi Đề án phát triển kinh tế tư nhân đang được trung ương chỉ đạo xây dựng gấp rút. Mục tiêu của đề án phấn đấu giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính và chi phí kinh doanh, chi phí không chính thức; bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết… Phấn đấu trong vòng 2-3 năm, môi trường đầu tư của Việt Nam nằm trong tốp 3 của ASEAN. Việc “tháo chốt”, khơi thông các điểm nghẽn thể chế để khu vực kinh tế tư nhân bung ra được Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng ví von như gạch đá lâu nay đang cản trở dòng nước sẽ được nhấc ra để dòng nước chảy ào ào.

Dự thảo Đề án phát triển kinh tế tư nhân đề xuất các nhóm chính sách với từng nhóm doanh nghiệp, các giải pháp dự đoán sẽ mang tính toàn diện, đột phá mạnh mẽ, mục tiêu phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030. “Đây là đề án hết sức quan trọng nhưng cũng là đề án khó, với quan điểm xác định sản phẩm cuối cùng là Nghị quyết của Bộ Chính trị”, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho biết.

Với mục đích lớn đó, Đề án phát triển kinh tế tư nhân sẽ tạo ra cuộc “cách mạng” cho nền kinh tế. Lúc đó, sản phẩm của doanh nghiệp trong nước không chỉ vững vàng ở thị trường xuất khẩu đầy biến động mà sẽ “chắc chân” ở thị trường nội địa.

Theo ÁI VÂN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Khi một viên thuốc không rõ nguồn gốc dễ dàng được rao bán trên mạng chỉ bằng vài dòng quảng cáo và một đoạn video 'review' nhiều lượt thích, điều bị xâm phạm không chỉ là sức khỏe của người tiêu dùng mà còn là niềm tin bị đánh tráo, trách nhiệm bị bỏ trống.