Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).

Nếu không trị được sốt đất sẽ dẫn đến nền kinh méo mó, nguồn lực lại tiếp tục “chôn” vào đất.

sot-dat-9943-1504.jpg

Trước đây, một thời gian dài, việc sốt đất có cơ sở để tồn tại là do hạ tầng làm quá chậm, khiến cho giao thông chìm trong “đêm dài” ngăn cách. Trong bối cảnh đó, chỉ cần khởi công xây dựng một cây cầu, làm một con đường… sẽ đẩy giá đất bùng lên. Nhưng rồi, từ khi tập trung đẩy mạnh đầu tư công, những công trình lớn nhỏ nhộn nhịp khắp cả nước, giao thương thuận tiện thì sốt đất gần như không có đất sống.

Chính vì vậy, theo các chuyên gia kinh tế, cơn sốt đất trong bối cảnh sáp nhập này là hệ quả của “thói quen” lâu nay. Thói quen đầu cơ đã gây tác hại rất lớn cho nền kinh tế: tiền bị chôn vùi quá nhiều vào đất, khi BĐS đóng băng dẫn đến nền kinh tế trì trệ, hết sức khó khăn. Hiện nay, dư nợ tín dụng BĐS khoảng 3,48 triệu tỷ đồng, nhưng rất nhiều dự án đang gặp khó khăn, gây tắc nghẽn dòng vốn cho nền kinh tế. Trong khi đó, năm nay chúng ta đặt mục tiêu tăng trưởng cao với giải pháp sẽ bơm thêm tín dụng, nếu không kiểm soát tốt thì BĐS vẫn tiếp tục là nơi hấp thụ nguồn vốn nhiều nhất.

Muốn giải quyết căn cơ “thói quen” bơm tin đồn trục lợi từ sốt đất, bên cạnh giải pháp xử lý ban đầu thì cần có chính sách tổng thể. Đầu tiên, rà soát tổng thể cả nước các dự án BĐS, xếp loại về tình trạng pháp lý, rồi lên đề bài ưu tiên giải quyết theo thứ tự với thời gian cụ thể, từng quý, từng năm, hết sức rõ ràng. Làm thế nào để biến những dự án dang dở đó thành thương phẩm, có giấy chủ quyền, dễ dàng chuyển nhượng, thế chấp...

Khi “cục máu đông” BĐS được khơi thông, dòng tiền sẽ quay trở lại nền kinh tế. Tiếp đó, đối với các dự án “treo” phải có kế hoạch thực hiện dứt điểm. Chẳng hạn tại TPHCM, những dự án “treo” hàng thập kỷ như Bình Quới - Thanh Đa, khu Nam, khu đô thị Tây Bắc Củ Chi… phải có những chính sách đủ mạnh, đủ hấp dẫn để mời gọi nhà đầu tư. Quy hoạch treo phải xem là điểm nghẽn của phát triển kinh tế - xã hội, nên ưu tiên giải quyết hàng đầu.

Dựa trên tổng cơ sở rà soát và xử lý nói trên, căn cứ vào quy mô dân số, tiềm lực của nền kinh tế để tính toán có cần thiết phê duyệt thêm dự án BĐS hay không. Bởi vì quá nhiều dự án được cấp mới nhưng không đáp ứng nhu cầu, lại xa tầm với của thu nhập xã hội sẽ thành “dự án ma” vì không có người ở, trở nên hoang hóa, cực kỳ lãng phí, lại tiếp tục “chôn” vùi vốn liếng vào đất.

Một giải pháp hết sức căn cơ là tập trung xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH). Tại những hội nghị về NƠXH, nhiều doanh nghiệp BĐS đăng ký xây dựng hàng ngàn hoặc vài trăm ngàn căn nhà, nhưng cho đến thời điểm này cũng chỉ là... lời hứa. Nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng này, bên cạnh phê duyệt dự án mới cần có giải pháp mạnh như tiến hành thanh tra việc điều tiết NƠXH trong những dự án nhà ở thương mại theo quy định.

Nếu chủ đầu tư không triển khai thì tiến hành thu hồi quỹ đất đó để giao cho đơn vị khác xây dựng. Có thể Chính phủ giao nhiệm vụ cho từng địa phương về số lượng NƠXH xây dựng hoàn thành hàng năm, coi đó là chỉ tiêu đánh giá thi đua, hoặc bổ nhiệm cán bộ. Khi đạt được mục tiêu như vậy, chương trình không chỉ giải quyết vấn đề an sinh xã hội mà còn là công cụ điều tiết thị trường BĐS.

Đặc biệt, đến lúc phải ban hành chính sách mà nhiều nước đã làm để cầm cương thị trường BĐS: dùng công cụ thuế. Đánh thuế lũy tiến đối với những trường hợp sở hữu BĐS thứ 2 trở lên, đánh thuế cao đối với những trường hợp mua đi bán lại chóng vánh…

Nói chung, mục tiêu cao nhất là dồn sức cho sản xuất kinh doanh, phát triển công nghiệp, công nghệ cao… để tạo nền tảng cho nền kinh tế. Đất nước sẽ không thể phồn thịnh khi còn tình trạng chực chờ vào những cơn sốt đất để đầu cơ kiếm lời.

Theo LƯƠNG THIỆN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Khi một viên thuốc không rõ nguồn gốc dễ dàng được rao bán trên mạng chỉ bằng vài dòng quảng cáo và một đoạn video 'review' nhiều lượt thích, điều bị xâm phạm không chỉ là sức khỏe của người tiêu dùng mà còn là niềm tin bị đánh tráo, trách nhiệm bị bỏ trống.

Làm giàu đừng bất nhẫn

Làm giàu đừng bất nhẫn

(GLO)- Có những người làm giàu được cả xã hội nể phục, bởi không chỉ làm giàu cho bản thân, họ còn góp sức để cộng đồng cùng phát triển. Họ chia sẻ lợi nhuận để làm công tác xã hội, giúp người nghèo, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn.