Đôi bạn chỉnh chiêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ đôi bàn tay tài hoa của 2 nghệ nhân chỉnh chiêng Siu Bít và Rơ Châm Gúk (làng Mrông Yố 1, xã Ia Ka, huyện Chư Pah, Gia Lai), hàng trăm bộ chiêng lạc điệu đã tìm được thanh âm chuẩn. Nhắc đến đôi bạn chỉnh chiêng này, người dân làng Mrông Yố 1 luôn bày tỏ sự ngưỡng mộ và kính trọng.
Cùng “nắn” âm thanh cồng chiêng
Năm nay, ông Bít đã 64 tuổi, còn ông Gúk cũng gần 50. Cách nhau hơn chục tuổi nhưng nhờ sự đồng điệu trong tâm hồn, 2 ông nhanh chóng kết thân và trở thành đôi bạn chỉnh chiêng có tiếng trong vùng. Người dân khi cần chỉnh chiêng đều đến nhờ ông Bít và ông Gúk. Bất cứ lúc nào, hễ có người nhờ là 2 ông lại sắp xếp thời gian đến giúp.
Dù đã hẹn trước nhưng chuyện trò chưa lâu thì 2 ông phải cáo lỗi vì có hẹn chỉnh chiêng tại nhà rông làng Krái (thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Pah). Muốn được hiểu thêm về công việc này, tôi xin phép đi cùng và được 2 ông vui vẻ đồng ý. Thoáng thấy ông Bít và ông Gúk từ xa, ông Rơ Châm Pư-cán bộ văn hóa UBND thị trấn Phú Hòa-hồ hởi ra chào rồi khệ nệ khiêng bộ chiêng hơn chục cái lớn bé ra nhờ “nắn” lại âm thanh. “Bộ chiêng này của thị trấn lâu ngày không đánh, nhiều cái bị lạc điệu nên phải chỉnh lại. Ở đây không có ai biết chỉnh chiêng nên chúng tôi tìm đến ông Bít và ông Gúk. Hai ông chỉnh chiêng rất giỏi, có tiếng ở vùng này”-ông Pư vui vẻ nói.
 Ông Bít (bìa phải) và ông Gúk chỉnh chiêng tại làng Krái, thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Pah.
Ông Bít (bìa phải) và ông Gúk chỉnh chiêng tại làng Krái, thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Pah. Ảnh: N.N
Trải tấm chiếu dưới gốc cây, ông Bít và ông Gúk nhanh chóng bắt tay vào công việc. Dụng cụ chỉnh chiêng khá đơn giản gồm 1 chiếc búa sắt nhỏ và 1 khúc gỗ được đẽo tròn làm đòn kê. Đầu tiên là nghe lại từng tiếng chiêng xem chiếc nào bị chênh phô, sau đó mới bắt đầu chỉnh. “Người chỉnh chiêng giỏi phải biết đánh cồng chiêng, có đôi tai thật thính, nghe âm thanh thật chuẩn và đôi tay khéo léo. Đồng thời, phải có tính nhẫn nại, kiên trì. Có bộ chiêng chỉ cần vài giờ là có thể chỉnh xong nhưng có bộ cần đến vài ngày… Vì vậy, nếu không yêu nghề, không nhẫn nại thì rất khó hoàn thành công việc”-ông Bít chia sẻ.
Đôi tay khéo léo, chậm rãi gò đi gò lại trên chiếc chiêng những đường tròn đồng tâm, lâu lâu lại cầm chiêng lên đánh để nghe xem âm thanh thế nào. Mãi một lúc sau, ông Gúk mới hài lòng khi chiếc chiêng đã tìm được âm thanh chuẩn. “Chiêng để lâu ngày không đánh hoặc đánh quá nhiều; chiêng mới mua về muốn có âm thanh chuẩn thì đều phải chỉnh lại. Chiêng cũ như bộ này chỉnh còn dễ chứ chiêng mới thì hầu như cái nào cũng phải chỉnh”-ông Gúk cười nói.
Làm việc với nhau đã hơn chục năm nay nên ông Bít và ông Gúk khá ăn ý trong công việc. Không ai bảo ai, mỗi người chia việc ra làm giúp rút ngắn thời gian làm việc. Chỉ trong buổi sáng, bộ chiêng của thị trấn Phú Hòa đã tìm được âm thanh chuẩn.
Đôi bạn đa tài
Không chỉ chỉnh chiêng giỏi, ông Bít và ông Gúk còn đánh cồng chiêng rất hay, chơi được nhiều loại nhạc cụ dân tộc, biết đan gùi, tạc tượng và là những thợ làm nhà sàn khéo léo… Tuy vậy, trong tất cả những việc trên, họ đều thừa nhận rằng việc chỉnh chiêng là khó nhất.
Ông Bít thổ lộ: Gia đình ông có 3 chị em, ông là con trai duy nhất. Cha ông là người tài giỏi trong làng, biết đánh cồng chiêng, chơi được nhiều nhạc cụ dân tộc như: kní, trưng, bró, klông pút, goong... “Cha chỉ dạy tôi nhiều điều nhưng cha không biết chỉnh chiêng. Quyết tâm học nghề này, tôi tìm đến nhà những người có kinh nghiệm trong làng xin theo phụ việc. Dần dà, tôi tích lũy kinh nghiệm và có thể tự mình chỉnh chiêng”-ông Bít tâm sự. 
Cũng như ông Bít, ông Gúk là con trai duy nhất trong gia đình. Tuy nhiên, cha mất sớm nên ông Gúk không học được gì nhiều từ cha mình. Dẫu vậy, với niềm đam mê và có năng khiếu, ông theo học những nghệ nhân lớn tuổi trong làng và nhanh chóng thông thạo cách chơi nhiều loại nhạc cụ dân tộc; biết tạc tượng, đánh cồng chiêng và cả chỉnh chiêng. “Cùng có chung sở thích, biết chỉnh chiêng nên tôi và ông Bít sớm hợp tác và học hỏi lẫn nhau. Ông Bít lớn tuổi hơn và có nhiều kinh nghiệm nên tôi học tập ở ông nhiều điều quý báu trong công việc và cuộc sống”-ông Gúk chia sẻ.
Nhận xét về đôi bạn chỉnh chiêng này, ông Ksor Bláo-Bí thư chi bộ làng Mrông Yố 1-cho biết: “Ông Bít và ông Gúk là những người tài giỏi, am hiểu nhiều loại nhạc cụ dân tộc. Nhờ có 2 ông truyền dạy mà nhiều thanh niên trong làng biết đánh cồng chiêng… Người như các ông là báu vật sống của làng”.
Tới đây, xã Ia Ka (huyện Chư Pah) sẽ thành lập Câu lạc bộ “Phụ nữ với nhạc cụ dân tộc”. Bà Rơ Châm HKen-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ia Ka-thông tin: “Khi có ý tưởng này, ông Bít và ông Gúk cho biết sẽ nhiệt tình ủng hộ và sẵn lòng giúp đỡ truyền dạy. Nhờ có những người tâm huyết như 2 ông mà những truyền thống quý báu của dân tộc Jrai không bị mai một”.
NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Di sản Hán Nôm: Khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

Di sản Hán Nôm khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

(GLO)- Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị-xã hội, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Jrai ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang có cơ hội để nâng tầm phát triển và khẳng định giá trị trong đời sống hiện đại.

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

(GLO)- Sau một thời gian dài gián đoạn, UBND xã Ia Peng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa phục dựng lễ cúng Yă Pum của người Jrai tại thôn Sô Ma Hang A. Đây là hoạt động tâm linh với ý nghĩa xua đuổi tà ma, cầu bình an, sức khỏe cho dân làng.

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

(GLO)- Chuyện về các Pơtao Apui (Vua Lửa) sở hữu gươm thần có quyền năng hô mưa gọi gió không chỉ là huyền thoại mà gắn với dòng chảy văn hóa, lịch sử của người Jrai ở thung lũng Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt nhiều thế kỷ qua.