Dốc xưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hôm rồi, tôi lại theo chị Năm lên con dốc xưa. Thú thật, nếu không có chị cầm dao phát lối thì chính tôi cũng chẳng còn nhớ được đường đi. Nếu ở đồng bằng, đường càng đi nhiều càng rõ lối thì ở đây, đường còn hay không là ở chính trái tim mình. Cỏ vô thường sẽ phủ lấp dấu chân ta như một sự lãng quên ở bất kỳ lối đi nào. Chị Năm hỏi tôi, cậu có còn nhớ chỗ này, chỗ kia không? Thực ra, ký ức trong tôi cũng vừa được đánh thức, còn đang ngai ngái mùi nhựa cây cỏ của thuở nào.

Chị Năm và tôi hợp tính nên rất gắn bó, đi đâu cũng có nhau. Ngay từ bé, tôi đã nhận ra đá ở con dốc này nhiều lắm. Đá lẫn vào đất, đá muôn hình trạng, đá mát và lành. Có điều, bước trên đá cũng rất nhiều cực nhọc bởi sự chênh vênh, nhất là những ngày mưa trơn trượt. Lúc đó, chị Năm đi trước, cũng cầm con dao dài, vừa phát những cây dại mọc lan ra vừa giải thích: “Đường do tay mình phát mới là của mình, trên đất nhà mình. Cái chỗ đường thông thoáng kia là đất nhà khác đó”.

Ngày ấy, đất đai mênh mông chưa thấy cắm mốc, rào giậu như bây giờ nên tất cả chỉ là tương đối. Phần đất nhà tôi nằm ở trên cao, muốn lên phải leo dốc. Đó là một con dốc mà đến bây giờ dù đã đi khắp nơi tôi vẫn thấy nó hiểm hóc, khúc khuỷu và lạ kỳ.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Tôi nhớ có lần đi lấy củi với mẹ, để mang về mấy cây củi to qua con dốc, mẹ phải đặt trên cái giá đỡ là hai tảng đá rồi ghé vai vào vác rồi từ từ bước đi. Tôi cũng đòi vác, mẹ không cho, thế là hờn. Lúc này, mẹ chỉ có một tay để dắt tôi, tôi thì cứ ngồi bệt xuống đất lì ra... ăn vạ. Vì thế, mẹ chẳng còn cách nào khác là phải ngả những cây củi từ trên vai xuống để dỗ tôi. Sức nặng và sự chênh vênh của con dốc đã làm mẹ ngã, cú trượt dài ngay thành dốc khiến chân mẹ bị gãy. Phải mấy tháng sau chân mẹ mới lành. Từ đó, tôi thấy ghét con dốc đã làm chân mẹ đau mà quên mất rằng, mình mới là nguyên nhân của vết thương ấy. Con dốc của tuổi thơ tình cờ trở thành bài học đầu đời, như vết sẹo của thời gian.

Mấy chục năm sau, những con đường mới mở đã phá vỡ sự u tịch của núi rừng. Khoảng cách giữa miền núi và thành phố được rút ngắn lại, nhiều khu nghỉ dưỡng được xây dựng, người ta cũng theo nhau bán đi những phần đất không còn canh tác. Nhưng không hiểu sao, khu đồi dốc nhà tôi và cái xóm nhỏ này vẫn nguyên vẹn, chỉ khác là có sự thay đổi của nhiều loại cây trồng. Chim vẫn từ rừng về hót lảnh lót như thể chúng mới là chủ nhân đích thực của khu đất này. Mùa qua mùa, lá rụng về vun cội, lá xanh hăm hở dần cứng cáp trong gió mưa. Có người già đã thác về với cội cũng được đưa xuống từ con dốc này. Những đứa trẻ lớn lên có đôi chân mềm như cỏ lại từng ngày leo dốc, xóm núi như một câu chuyện dài cứ kể mãi không hết.

Chị Năm ngồi bệt xuống tảng đá và thở, mồ hôi lấm tấm trên vầng trán đầy nếp nhăn. Tôi chợt như thấy bóng chiều trong đôi mắt to tròn của chị hôm nào. Thời gian của đời người được nhắc đi nhắc lại từng ngày bằng bước đi của ánh sáng. Với chị, chiều nay vừa là phút muộn màng của ngày cuối hạ, vừa của tuổi xế bóng. Tôi thương chị mà chẳng biết nói gì. Dốc vẫn thế, thử thách đôi chân con trẻ. Rồi khi chúng tôi lớn cảm thấy nó thấp tè và đến khi có tuổi tác lại thấy nó dựng đứng trước tầm mắt.

Nhưng ngẫm lại, dốc chênh vênh nhưng đã là gì so với những thách thức của đường đời. Có khi chân ta lướt trên đá lát sáng bóng, trên sàn gỗ êm mát mà áp lực như nước lũ dồn lên hai thái dương. Nơi tảng đá chìa ra mà tôi đã từng hờn giận để mẹ phải xoay xở với những thanh củi nặng và bị ngã đã chỉ còn những chiếc lá vàng vừa rụng xuống. Thời gian đằng đẵng mà vô thường, vừa nhắc ta hoài niệm vừa thảng thốt xóa đi dấu vết cũ, chỉ còn lại hình bóng của con dốc ngày xưa.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa về trên lưng áo mẹ

(GLO)- Từ khi còn nhỏ, tôi đã có thói quen dậy sớm. Mỗi khi tiếng mấy con gà ở chái bếp cất lên, tiếng đòn gánh dựng ở góc nhà sơ ý va vào liếp cửa, tôi lại nghe tiếng ho cố nén của mẹ. Lại thấy thương mẹ nhiều hơn.

Ảnh minh họa: Phạm Quý

Mùa lá rụng

(GLO)- Phố nhỏ của tôi đã vào mùa cây trút lá. Lang thang dọc con đường quen, tôi nhận ra bên hè phố, từng đám lá khô buông dày. Muôn vàn chiếc lá nương theo gió sà xuống những ô gạch cũ, la đà trên mái ngói hiên bàng bạc gam màu trầm. Tôi ngồi trong một góc phố, miên man nghĩ về triền xanh hoa cỏ.

Minh họa: H.T

Ký ức chợ quê

(GLO)- Khi tiếng gà gáy vang lên trên mái nhà, mẹ tôi vội trở dậy chuẩn bị ra chợ. Không chỉ riêng mẹ tôi, việc đi chợ lúc sáng sớm đã trở thành nếp quen của nhiều người dân quê.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

“Biến đám cháy thành pháo hoa”

(GLO)- Đó là cách nói rất hình ảnh về khả năng chấp nhận thực tại không như ý và biến nó thành một phiên bản khác của sự tỏa sáng. Không chỉ là nghị lực vượt khó, đây còn là câu chuyện đẫm chất nhân sinh.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Linh hoạt với cuộc sống

(GLO)- Cuộc đời của mỗi người đều sẽ không ít lần gặp khó khăn, thất bại, vấp ngã, thậm chí muốn từ bỏ, buông xuôi. Nhưng rồi, nếu bạn đủ can đảm thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng chấp nhận và có thể vượt qua. Để làm được điều đó, chúng ta cần hiểu bản thân mình và có sự linh hoạt với cuộc sống.

Ảnh: Phạm Quý

Bây giờ đang thắm mùa hoa

(GLO)- Từ dưới chân núi, tôi ngước nhìn vòm trời xanh văn vắt treo đầy những cụm mây trắng xốp. Nổi bật trong không gian cao rộng là màu đỏ của đất bazan và ngờm ngợp sắc hoa, nhất là màu vàng của dã quỳ.

Bước ra ngày mới

Bước ra ngày mới

(GLO)- Lúc còn đi học, mỗi buổi sớm mai, tôi thường nghe thấy tiếng bánh xe lăn trên đường rồi sau đó mới là tiếng những cánh cổng sắt được mở ra, tiếng người đi thể dục lao xao.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn bắp của ba

(GLO)- Nhiều năm ở phố nhưng tôi đã quen với đất đồng, quen với sự bình yên làng mạc. Bởi vậy, hễ có dịp là tôi tranh thủ về quê, chẳng nhất thiết là phải cuối tuần.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bài học đầu tiên

(GLO)- Buổi sáng hôm ấy, mẹ nắm tay đưa tôi đến trường lần đầu tiên. Ngôi trường làng nhỏ bé, nằm giữa những tán cây xanh rợp bóng mát. Không gian thoang thoảng mùi thơm của những đóa hoa bên đường.

Vũ khúc cao nguyên

Vũ khúc cao nguyên

(GLO)- Tháng 11, dã quỳ xúng xính váy hoa bung xòe nơi cao nguyên đất đỏ. Dã quỳ như cô gái nhỏ vẫn chung tình thao thiết với cái hẹn nắng lộng, trời xanh.

Dặm dài năm tháng

Dặm dài năm tháng

(GLO)- Tôi ngang qua trường cũ trong một ngày vòm trời xám đục trong bàng bạc hơi sương. Cảnh vật đã không còn như xưa nữa. Chỉ có cây bàng nơi góc sân trường run run giơ những chiếc lá ối đỏ phơ phất vẫy trong gió lạnh.

Ký ức của ba

Ký ức của ba

Bảng khám bệnh điện tử hiển thị con số 106, tôi ngó quanh quất tìm ba tôi. Ông già lại đi lung tung đâu đó. Tôi hớt hải chạy quanh sảnh bệnh viện: “Kia rồi”, chiếc áo kaki màu xanh bộ đội.

Những món đồ cũ

Những món đồ cũ

(GLO)- Mỗi lần sắp xếp lại đồ đạc trong nhà, tôi thường tần ngần ngắm nhìn những món đồ cũ. Những đồ vật vốn vô tri, nhưng khi gắn với cuộc sống con người thì chúng trở nên có hồn và có thể gợi lại những câu chuyện, kỷ niệm khó quên.

Thân Thương loài hoa của núi - Dã quỳ

Thân thương loài hoa của núi

(GLO)- Khi những cơn mưa cuối mùa khép lại báo hiệu mùa khô Tây Nguyên đã đến, những dải hoa dã quỳ (còn có tên cúc quỳ, sơn quỳ, quỳ dại,…) bắt đầu vươn mình khoe sắc. Những đóa hoa dã quỳ nhỏ bé, tràn đầy năng lượng và sức sống, tạo nên những dải sóng đồi vàng rực, mê hoặc lòng người.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nhớ mùa cà phê

(GLO)- Lâu lắm rồi, tôi mới có 1 ngày nghỉ rớt vào giữa tuần. Vui vẻ tận hưởng ngày nghỉ đột xuất cũng là một cách để hưởng thụ cuộc sống. Tôi lấy điện thoại ra gọi bạn. Sau một hồi chuông dài, tôi nghe tiếng bạn giữa vô số thanh âm ồn ào. Bạn nói đang bận hái cà phê.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn quê giữa phố

(GLO)- Chẳng biết chủ vườn là ai nhưng tự nhiên lại thấy mến khi họ đã mang chút hương đồng gió nội vào chốn phố xá chật chội. Vườn có rau cải ngồng, diếp cá, rau lang, chuối xanh... Bao nhiêu món rau quê cứ thế bày biện.

Bạn đã bao giờ đứng trên đồi thông Ia Dêr của huyện Ia Grai nhìn về phố núi Pleiku để quan sát những biến ảo của thiên nhiên, sự vật, con người?

Khúc ca trên đồi

(GLO)- Bạn đã bao giờ đứng trên đồi thông Ia Dêr của huyện Ia Grai nhìn về phố núi Pleiku để quan sát những biến ảo của thiên nhiên, sự vật, con người?