Doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ tiếp tục giảm thuế, hoãn thuế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Doanh nghiệp đang đối diện nhiều khó khăn và kỳ vọng Chính phủ sẽ thực hiện các chính sách hỗ trợ trong năm 2024.

Ngày 17/.11, Công ty CP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietnamNet công bố Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2023. Đồng thời, ban tổ chức cũng công bố Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2023. Trong đó, Tập đoàn Hòa Phát dẫn đầu và kế đến là Tập đoàn Vingroup, Thế giới Di động...

Kết quả thống kê từ bảng xếp hạng VNR500 năm 2023 cho thấy phần lớn các nhóm ngành chính trong bảng xếp hạng có sự tăng trưởng trở lại về doanh thu so với bảng xếp hạng năm trước ngoại trừ nhóm ngành xây dựng, thép và cơ khí.

Doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện giãn, giảm thuế, cải cách thủ tục hành chính... Ảnh: NGỌC THẮNG

Doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện giãn, giảm thuế, cải cách thủ tục hành chính... Ảnh: NGỌC THẮNG

Năm 2023, những thách thức dai dẳng và sự chậm lại của nền kinh tế đã tạo ra áp lực nặng nề cho cộng đồng doanh nghiệp. Chịu tác động kép từ yếu tố bất lợi bên ngoài (biến động trên chính trường quốc tế ở nhiều lĩnh vực, bao gồm cả kinh tế, chính trị, quân sự) và khó khăn nội tại (nền kinh tế mở phụ thuộc vào bên ngoài, mới trải qua giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19, các điểm nghẽn trên nhiều thị trường từ bất động sản cho đến trái phiếu…). Dưới tác động của những khó khăn kéo dài, các doanh nghiệp có góc nhìn khá thận trọng về mức tăng trưởng kinh tế năm 2023. Kịch bản tăng trưởng từ 4,5-5% là kịch bản có số doanh nghiệp lựa chọn nhiều nhất với tỷ lệ bình chọn là 34,2%.

Kết quả khảo sát về triển vọng năm 2024, một số giải pháp trọng tâm hỗ trợ được các doanh nghiệp kiến nghị bao gồm gia hạn và giảm thuế, kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô, rà soát cắt giảm các thủ tục hành chính, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, thực hiện các gói tín dụng ưu đãi và hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý, minh bạch hóa thông tin. Cụ thể, có 71,1% số doanh nghiệp bình chọn là giải pháp hàng đầu muốn kiến nghị với Chính phủ, những chính sách ưu đãi thuế được doanh nghiệp kỳ vọng giúp giảm áp lực tài chính, đặc biệt là đối với doanh nghiệp trung bình và nhỏ. Đây được xem như hình thức hỗ trợ trực tiếp hiệu quả. Doanh nghiệp giảm bớt được số tiền phải nộp ngân sách, từ đó bổ sung vào nguồn vốn để tiếp tục sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho việc đầu tư vào nhân sự và công nghệ.

Song song với giảm thuế, hoãn thuế, phí dịch vụ, các gói tín dụng ưu đãi, việc tận dụng tốt các FTA (Hiệp định thương mại tự do) đã ký kết, đẩy mạnh đàm phán, ký kết thêm các hiệp định mới, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp "gõ cửa" các thị trường mới tiềm năng cũng không kém phần quan trọng...

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.