DLG đầu tư ra nước ngoài: Các Công ty kinh doanh ra sao?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Qua 5 năm tham gia đầu tư ra thị trường nước ngoài, DLG đang dần hình thành tên tuổi của mình trên bản đồ doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử thế giới. 
Kể từ năm 2015, sau hoạt động mua bán sáp nhập ( M &A) thành công các Công ty sản xuất linh kiện điện tử tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLG) chính thức xâm nhập vào thị trường linh kiện điện tử thế giới. Đến nay, lĩnh vực này luôn ghi nhận khoản doanh thu chiếm tỷ trọng không dưới 40% trong cơ cấu doanh thu DLG mỗi năm. 
Nhà máy Ansen tại Trung Quốc
Nhà máy Ansen tại Trung Quốc. Ảnh: Mai Tiên
Báo cáo tại Đại hội cổ đông thường niên DLG năm 2019, ông Paul Anthony Murphy-CEO công ty TNHH Đầu tư ANSEN (Trung Quốc)-trực thuộc DLG cho biết, năm 2018 vừa qua, doanh thu Ansen vượt dự tính, lên đến 70 triệu USD. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Ansen tăng trưởng trên 30%. Lợi nhuận 2,5 triệu USD, tăng trưởng 400%. Nguyên nhân đạt mức doanh thu, lợi nhuận vượt bậc này được ông Paul lý giải do việc sáng tạo thêm các dòng sản phẩm mới phục vụ cho hệ thống khách hàng, đối tác lâu năm. 
Các khách hàng hàng đầu của Ansen hiện nay là những Tập đoàn, Công ty thương mại điện tử quy mô hàng chục tỷ USD nổi tiếng trên thế giới như: Honeywell, Whirlpool, Azad, Canon…
Sản phẩm chính của công ty này bao gồm sản phẩm điều khiển nhà thông minh, thiết bị kết nối, chuông cửa không dây, đèn led…Đặc biệt, năm 2017 và 2018, Ansen ra mắt dòng sản phẩm cắt tỉa lông mặt nhỏ gọn cho phụ nữ và rất được ưa chuộng. Tính đến thời điểm hiện nay đã bán ra hơn 35 triệu sản phẩm trên khắp thế giới và ước tính sẽ còn tăng cao hơn nữa trong các năm tới. Đây là một trong những sản phẩm được cấp bằng sáng chế của Ansen, nằm trong nhóm những sản phẩm bán chạy nhất hiện nay. 
Đối với Công ty DLG Hanbit tại Hàn Quốc-trực thuộc DLG, ông Jaegyun Kim-CEO Công ty cho biết năm 2018, Công ty ghi nhận 20 triệu USD. Cung cấp gần 100-120.000 đơn vị sản phẩm mỗi năm cho từng khách hàng. Sản phẩm chính của Công ty là các sản phẩm liên quan đến chất bán dẫn như sản phẩm thẻ nhớ, module bộ nhớ. Công ty cung cấp các sản phẩm thẻ SD cho hệ thống định vị của LGE, nơi sản xuất hệ thống đa phương tiện ô tô cho hyundai, Kia motors. Ngoài ra, các sản phẩm bộ nhớ của DLG Hanbit cung cấp cho cả 3 Công ty viễn thông lớn tại Hàn Quốc: SKT, KT và LG U+. Ngoài ra, ông Jaegyun còn khẳng định Công ty đang phát triển nhiều sản phẩm điện tử như hệ thống mạng gia đình, điện thoại IP, thiết bị mạng…
Ansen ra mắt dòng sản phẩm cắt tỉa lông mặt dành cho phụ nữ năm 2017, 2018. Ảnh: Mai Tiên
Ansen ra mắt dòng sản phẩm cắt tỉa lông mặt dành cho phụ nữ năm 2017, 2018. Ảnh: Mai Tiên
Đặc biệt, Công ty này đang lên kế hoạch để đầu tư thêm dây chuyền sản xuất ti vi mang thương hiệu Hàn Quốc phục vụ xuất khẩu ra chính thị trường tiềm năng này và tiêu thụ nội địa. Ông Jaegyun Kim cho biết tại Đại hội cổ đông DLG vừa qua, hoạt động sản xuất và phân phối các sản phẩm tivi này sẽ được thực hiện tại nhà máy DLG quận 9, TP.HCM. Đây là nhà máy được DLG mua từ một Công ty của Mỹ vào năm 2016. Kế hoạch này được dự báo sẽ trở thành bước đột phá mới trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử của DLG với  dòng sản phẩm tivi mang chính thương hiệu của mình. Được biết, cuối năm 2019, DLG sẽ chính thức triển khai thực hiện dự án. 
Có thể nói, bên cạnh những tên tuổi lớn đã thành công trong hoạt động đầu tư quốc tế như Vinamink, Viettel, Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, FPT…Mặc dù đầu tư chưa lâu, tuy nhiên DLG cũng đã và đang dần hình thành tên tuổi của mình trên bản đồ linh kiện điện tử thế giới và mang lại thành công mỹ mãn bước đầu cho DLG. 
Mai Tiên 

Có thể bạn quan tâm

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy Đường An Khê triển khai vụ ép mía 2024-2025. Ảnh: Ngọc Minh

Nhà máy Đường An Khê triển khai vụ ép mía 2024-2025

(GLO)- Sáng 27-11, Nhà máy Đường An Khê (tỉnh Gia Lai) triển khai công tác chuẩn bị vào vụ ép mía 2024-2025; phát động ký cam kết chấp hành các quy định của pháp luật về an ninh trật tự, bảo đảm an toàn giao thông đối với Nhà máy Đường An Khê, cá nhân kinh doanh vận tải niên vụ mía 2024-2025.

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.