Dính vào cờ bạc, cả nhà vướng lao lý

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 8.11 vừa qua, TAND tỉnh mở phiên tòa xét xử bị cáo Lê Thị Mỹ Lợi (SN 1972, ở TP Quy Nhơn) cùng đồng bọn phạm tội đánh bạc. Đứng trước Hội đồng xét xử, 18 bị cáo chủ yếu là người trong một gia đình.

Đáng chú ý, không ít bị cáo cùng cho rằng do cuộc sống khó khăn, thu nhập bấp bênh nên đã tham gia đánh bạc để có thể có tiền trang trải cuộc sống. Theo đó, từ ngày 24.4.2023 đến ngày 23.6.2023, Lê Thị Mỹ Lợi cùng Lưu Thị Ánh Tuyết (SN 1993, con ruột của Lợi), Nguyễn Ngọc Huy (SN 1989, con rể của Lợi), Nguyễn Hữu Tình (SN 1991, con riêng của chồng Lợi), Nguyễn Quốc Tuấn (SN 1990) - cùng ở TP Quy Nhơn và một số đối tượng khác đã đánh bạc thông qua hình thức ghi lô đề thắng, thua bằng tiền.

Trong đó, với vai trò là chủ lô đề, Lợi đã rủ rê và phân công nhiệm vụ cho từng người thân thực hiện. Cụ thể, Tình và Huy là 2 người giúp sức tích cực để Lợi thực hiện việc chuyển tịch đề, đánh đề thông qua tin nhắn SMS và nhận tịch đề do Tuyết chuyển qua zalo. Tuyết vừa trực tiếp nhận tịch đề vừa đánh đề…

Các bị cáo khai nhận hành vi phạm tội của mình trước Hội đồng xét xử. Ảnh: K.A

Các bị cáo khai nhận hành vi phạm tội của mình trước Hội đồng xét xử. Ảnh: K.A  

Bị cáo Lợi khai nhận: Để có tiền và tránh bị cơ quan CA phát hiện, những người tham gia đánh đề thỏa thuận với hệ thống ký hiệu. Tin nhắn chuyển tịch đề giữa chủ đề và con đề sẽ thống nhất bằng ký hiệu như “Ok” hoặc “1”, “2” để xác nhận là đã đồng ý nhận tịch đề. Và những nội dung này đều thông qua tin nhắn SMS và tin nhắn ứng dụng zalo do con, cháu của bị cáo thực hiện. 

Bị cáo Huy thừa nhận, ban đầu giúp tính toán chuyển tịch đề vì nghĩ chỉ ít bữa rồi thôi, mà làm thấy cũng có thêm thu nhập nên không nghĩ ngợi gì nhiều. Còn bị cáo Lê Thị Tình (em ruột của bị cáo Lợi) cũng khai nhận: “Chị Lợi thấy cuộc sống của bị cáo khổ nên nói giúp đỡ và hướng dẫn bị cáo cách nhận tịch đề. Thật sự khi đó bị cáo hoàn toàn không biết đó là đánh bạc, nghĩ nhận chuyển cũng đơn giản lại có thêm tiền thì làm thôi”.

Trước những lời khai nhận như thế, Hội đồng xét xử một lần nữa khẳng định việc đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào mà được thua bằng tiền đều bị pháp luật nghiêm cấm. Hội đồng xét xử dành phần lớn thời gian để phân tích, đánh giá và làm rõ hành vi phạm tội, vai trò của từng bị cáo. Chủ tọa phiên tòa phân tích: “Việc kiếm tiền trang trải phải tuân thủ theo quy định pháp luật. Các bị cáo đều là những người có đầy đủ lý trí, nhưng vì hám lợi đã bất chấp pháp luật mà thực hiện hành vi đánh bạc dưới hình thức đánh lô đề. Hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, gây mất ổn định về trật tự trị an ở địa phương nên phải được xử lý nghiêm minh”.

Với vai trò là chủ đề, bị cáo Lợi có 14 lần đánh bạc với tổng số tiền hơn 326 triệu đồng, trong đó có những lần đánh trên 50 triệu đồng. Tuyết có 3 lần với số tiền lên đến hơn 214 triệu đồng. Huy 3 lần giúp Lợi đánh bạc với số tiền hơn 108 triệu đồng. Tình có 13 lần giúp sức cho Lợi đánh bạc với số tiền hơn 207 triệu đồng và bị cáo Tuấn 2 lần đánh hơn 91 triệu đồng…

Qua 1 ngày xét xử công khai, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Lợi 30 tháng tù giam và phạt 20 triệu đồng; bị cáo Tuyết 21 tháng tù giam và phạt 10 triệu đồng; bị cáo Huy 18 tháng tù giam và phạt 10 triệu đồng; các bị cáo còn lại lần lượt lãnh các mức án từ 6 tháng cải tạo không giam giữ đến 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

KIỀU ANH

Có thể bạn quan tâm

Các xã không sắp xếp: Hoạt động hiệu quả nhưng vẫn còn nhiều khó khăn

Các xã không sắp xếp: Hoạt động hiệu quả nhưng vẫn còn khó khăn

(GLO)- Trên địa bàn phía Tây của tỉnh Gia Lai có 7 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia không tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính. Tuy điều kiện khó khăn nhưng đội ngũ cán bộ, công chức đã tích cực bắt nhịp, làm việc hiệu quả. Dù vậy, vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ.

Gia Lai tổ chức xe đưa, đón hơn 380 công chức, viên chức đến công tác tại tỉnh Bình Định (cũ)

Gia Lai tổ chức xe đưa, đón hơn 380 công chức, viên chức đến công tác tại tỉnh Bình Định (cũ)

(GLO)- Ngày 11-7, Sở Xây dựng Gia Lai đã ban hành Công văn số 124/SXD-VT thông báo phương án đưa, đón cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tác tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh Gia Lai (cũ) đến công tác tại tỉnh Bình Định (cũ) và ngược lại.

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

(GLO)- Từ ngày 1-7, UBND cấp xã sẽ thực hiện cấp sổ đỏ lần đầu cho cá nhân, hộ gia đình. Đây được xem là bước đột phá trong cải cách hành chính. Không chỉ là sự nỗ lực nhằm cụ thể hóa chủ trương xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, quy định này còn thể hiện rõ nét mục tiêu “vì dân phục vụ”.

Kbang: Nam thanh niên đuối nước khi đi tắm tại lòng hồ

Gia Lai: Tìm thấy thi thể nam thanh niên đuối nước tại lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak

(GLO)- Thiếu tá Phùng Văn-Phó Trưởng Công an xã Kbang (tỉnh Gia Lai) cho biết: Khoảng 7 giờ 40 phút ngày 10-7, Đội Cảnh sát PCCC và CNCH khu vực An Khê và Công an xã Kbang đã vớt được thi thể em L.Đ.T. (SN 2007, trú tại tổ 3, xã Kbang) bị đuối nước tại khu vực lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak.

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

(GLO)- Gần đây, hàng loạt vụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phanh phui và xử lý. Tuy nhiên, củng cố niềm tin người tiêu dùng vào hàng hóa và sản phẩm, dịch vụ hiện nay vẫn là thách thức rất lớn.  

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê liên quan đến việc thi công đấu nối đường dân sinh với đường tỉnh 669, dự án thuê đất trồng rừng của Công ty TNHH Hưng Thịnh Nguyên và chính sách hỗ trợ làm ao, hồ nhỏ đảm bảo nước tưới cho cây trồng.

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Ngày 1.7, chính quyền hai cấp của tỉnh Gia Lai (mới) chính thức đi vào hoạt động. Cùng với đó, 58 xã, phường mới trên địa bàn tại tỉnh Bình Ðịnh hiện nay sẽ vận hành Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã - nơi được kỳ vọng trở thành bộ mặt hành chính, điểm tựa tin cậy cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công hiện đại, thuận tiện, hiệu quả.
Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Giai đoạn 2020 - 2025 ghi dấu bước chuyển mình của công tác cải cách hành chính tại Bình Ðịnh. Với quyết tâm chính trị cao, sự chỉ đạo đồng bộ, tỉnh không chỉ nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp mà còn tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững.
Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Chiều 25.6, tại nhiều xã, phường trên địa bàn hai tỉnh Bình Ðịnh và Gia Lai, một cuộc vận hành thử mô hình chính quyền số 2 cấp đã đồng loạt diễn ra. Ðây là bước chuyển quan trọng để thích ứng với yêu cầu mới sau sáp nhập, khi không gian hành chính được mở rộng và việc giải quyết thủ tục hành chính không còn bị giới hạn bởi ranh giới địa lý.
null