Điều chỉnh một số nội dung Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1760/QĐ-TTg điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16-8-2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cụ thể, Quyết định số 1760/QĐ-TTg điều chỉnh mục tiêu về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Theo đó, mục tiêu đặt ra là trong giai đoạn từ 2016 - 2020, hạ tầng kinh tế - xã hội phải đạt yêu cầu tiêu chí 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 15 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Như vậy Quyết định bổ sung yêu cầu phải đạt tiêu chí 15 về y tế.

Về phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, Quyết định sửa đổi một số nội dung về thực hiện Chương trình khoa học, công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; về phát triển ngành nghề nông thôn; về nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Quyết định số 1760/QĐ-TTg cũng sửa đổi một số nội dung về phổ cập giáo dục tiểu học; vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề.

Trong các giải pháp thực hiện Chương trình, Quyết định 1760/QĐ-TTg không quy định cụ thể tỷ lệ phân cấp nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới mà quy định: Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương và yêu cầu bố trí tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể tỷ lệ phân cấp nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất (sau khi hoàn trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) trên địa bàn xã cho ngân sách xã để thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. (Quyết định 1600/QĐ-TTg quy định để lại 80% cho ngân sách xã).

Về cơ chế hỗ trợ, Quyết định số 1760/QĐ-TTg điều chỉnh: Hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước cho các xã để thực hiện: Xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm, giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi nội đồng, trường học, trạm y tế xã, trung tâm văn hóa, thể thao xã, nhà văn hóa - khu thể thao thôn, bản, ấp, cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở, các công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư, cải tạo nghĩa trang, cảnh quan môi trường nông thôn, cải tạo, mở rộng, nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn; hoàn thiện, xây mới hệ thống chợ, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn theo quy định, hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản, phát triển sản xuất và dịch vụ, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt chuẩn, hỗ trợ cho xây dựng các trung tâm bán hàng hiện đại ở cấp xã, hỗ trợ phát triển hợp tác xã (theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15-12-2014 của Thủ tướng Chính phủ), hỗ trợ thực hiện Đề án thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020 (theo Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 21-3-2016 của Thủ tướng Chính phủ), kinh phí vận hành Quỹ xây dựng nông thôn mới.

Phương Nhi/Chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.