Điều chỉnh giá 88 dịch vụ y tế từ ngày 15-7

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Ngày 29-6, tại cuộc họp về nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT), tăng cường nhân lực cho y tế cơ sở, ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) cho biết, ngày 30-5-2018, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 15/2018/TT-BYT quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trong toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT trong một số trường hợp.
 

Nhiều dịch vụ y tế sẽ điều chỉnh giá sát với thực tế.
Nhiều dịch vụ y tế sẽ điều chỉnh giá sát với thực tế.

Theo đó, Thông tư số 15 sẽ điều chỉnh giá 88 dịch vụ y tế (áp dụng từ ngày 15-7-2018) dựa trên khảo sát của Bộ Y tế, Bộ Tài chính và BHXH Việt Nam về các dịch vụ, tính toán chi phí thực tế và thống nhất nguyên tắc điều chỉnh giá của một số dịch vụ.

Giải đáp thắc mắc xung quanh Thông tư số 15 như xây dựng giá viện phí cao gấp 100 lần giá trị thực, ông Nguyễn Nam Liên cho hay, để tính giá viện phí mới, Bộ Y tế đã căn cứ vào kết quả trúng thầu của cả bệnh viện trung ương và địa phương, các mức giá đều đã được loại trừ khi tính mức giá trung bình.

Giá khám bệnh đã xây dựng 6 loại định mức kinh tế kỹ thuật cho 6 hạng bệnh viện từ trung ương đến cơ sở chứ không lấy tuyến trung ương làm định mức cho tuyến huyện, xã… Vì vậy, Bộ Y tế cho rằng thông tin xây dựng giá viện phí cao gấp 100 lần giá sử dụng thực tế là không đúng.

Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, hầu hết các bệnh viện tuyến dưới đều có cơ sở vật chất xuống cấp, trang thiết bị cũ… nhưng vẫn tính giá cao như bệnh viện tuyến trung ương.

Theo ông Nguyễn Nam Liên, thời gian qua, Nhà nước đã đầu tư nâng cấp trên 550 bệnh viện tuyến huyện, gần 200 bệnh viện tuyến tỉnh, các bệnh viện đã huy động vốn, vay vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng khang trang, hiện chỉ còn một số ít bệnh viện huyện chưa được đầu tư.

Thu Trang/HNM

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.