Điểm nóng xung đột ngày 18-11: Ukraine 'chia rẽ' sau chiến thắng của ông Trump

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiến thắng của ông Donald Trump đã gây ra cuộc thảo luận sôi nổi về việc liệu nhiệm kỳ tổng thống của ông tác động ra sao đến xung đột Nga-Ukraine.

Ukraine, chiến thắng của ông Trump vấp phải phản ứng trái chiều.

Những lời đe dọa cắt viện trợ cùng đề xuất của ông rằng ông có thể buộc Kiev nhượng bộ lãnh thổ đã gây ra không ít lo ngại.

Dù vậy, nhiều người Ukraine vẫn hoan nghênh chiến thắng của ông.

Một số quan chức, chỉ huy và binh lính của Ukraine khẳng định với đài ABC News rằng chiến thắng của ông Trump có thể là cơ hội để kết thúc xung đột, ngay cả khi cơ hội này tiềm ẩn không ít rủi ro.

"Việc ông Trump lên nắm quyền đã mang lại hy vọng cho Ukraine" - một chỉ huy đơn vị máy bay không người lái (UAV) ở miền Đông Ukraine nói với ABC News hôm 15-11.

Vị này đồng thời khẳng định ông Trump là một người "thẳng thắn", "sẵn sàng đưa ra những quyết định mạnh mẽ" và "sẽ không giả vờ giúp đỡ chúng tôi".

Trong suốt chiến dịch vận động tranh cử, ông Trump liên tục tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột Nga - Ukraine trong "24 giờ" bằng cách buộc Nga và Ukraine đàm phán.

Ông Trump và các thành viên trong chiến dịch tranh cử từng đề xuất rằng Ukraine có thể phải chấp nhận tổn thất về lãnh thổ.

Ông Trump phát biểu tại sự kiện vận động tranh cử ở Allentown, bang Pennsylvania, ngày 29-10. Ảnh: Politico
Ông Trump phát biểu tại sự kiện vận động tranh cử ở Allentown, bang Pennsylvania, ngày 29-10. Ảnh: Politico

Nga đang từng bước tiến quân ở Đông Ukraine, trong khi quân đội Ukraine buộc phải dàn trải mỏng vì thiếu nhân lực.

"Con đường duy nhất còn lại là con đường ngoại giao" - chỉ huy đơn vị UAV ở Đông Ukraine nói.

Tuy nhiên, không ít người Ukraine lo lắng Moscow sẽ thành công trong việc áp đặt điều khoản bất lợi cho Kiev trong các cuộc đàm phán.

Một quan chức quân sự cấp cao nói với ABC News rằng đàm phán bây giờ có thể là một "sai lầm chết người", khiến Ukraine mất lãnh thổ vĩnh viễn trong khi nhận được rất ít sự bảo vệ trong tương lai.

Những người khác tin rằng Tổng thống đắc cử Trump, người coi trọng hình ảnh một lãnh đạo mạnh mẽ, khó có thể chấp nhận mọi điều khoản của Moscow.

Họ hy vọng nếu Moscow từ chối, ông Trump có thể cung cấp cho Ukraine nhiều vũ khí hơn với ít hạn chế hơn để buộc Nga phải ngồi vào bàn đàm phán.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, người từng nhiều lần tuyên bố sẽ không nhượng bộ lãnh thổ, tuần trước cảnh báo rằng một thỏa thuận hòa bình nhanh chóng có thể sẽ là cái kết tồi tệ đối với Ukraine.

"Tất cả chúng ta điều muốn chấm dứt xung đột này. Nhưng nó phải kết thúc bằng một cái kết công bằng. Nếu xung đột kết thúc nhanh chóng, đó sẽ là một tổn thất cho Ukraine" - ông nói.

Quân nhân Nga bắn pháo tự hành Giatsint-S về phía các vị trí của Ukraine. Ảnh: Sputnik
Quân nhân Nga bắn pháo tự hành Giatsint-S về phía các vị trí của Ukraine. Ảnh: Sputnik

Theo Cao Lực (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

(GLO)-Các quốc gia vùng Vịnh từ lâu nổi tiếng với chính sách trợ cấp cho người dân từ nguồn thu dầu khí và thu hút lao động nước ngoài, bằng cách không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, Oman sẽ là quốc gia Arab đầu tiên thay đổi sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực từ năm 2028.

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

(GLO)- Ngày 25-6, nhóm luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nộp văn bản lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul phản đối lại lệnh bắt giữ do công tố viên đặc biệt đệ trình, đồng thời cáo buộc lệnh này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tố tụng và quyền được bào chữa của ông.

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

(GLO)- Sau khi Mỹ quyết định tấn công 3 cơ sở hạt nhân, Tehran đã phóng một loạt tên lửa và UAV vào Israel. Ten Aviv sau đó đáp trả bằng việc không kích vào thủ đô Tehran và một số khu vực. Căng thẳng chưa hết gia tăng trong khi vai trò của LHQ có phần mờ nhạt.

null