Dịch lở mồm long móng vẫn bùng phát:Lãnh đạo Cục Thú y đang ở đâu?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo thông tin chính thức từ Cục Thú y (Bộ NNPTNT): Hiện nay, cả nước có 5 ổ dịch lở mồm long móng (LMLM) tại 5 xã: Phú Phương, Cẩm Lĩnh, Vật Lại và xã Tản Lĩnh thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội; phường Vân Dương (đã 16 ngày không phát sinh ca bệnh mới) thuộc TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh khiến người dân hết sức lo lắng.
Lý do theo như ngành thú y khẳng định là do, người dân không tiêm phòng vắc xin LMLM. Tuy nhiên, chính Cục Thú y lại cho biết, hiện số vắc xin LMLM đang còn tồn trong kho là 8,7 triệu liều.
Nguy cơ phát dịch từ những đàn gia súc... giảm nghèo
Theo nhận định của Cục Thú y tại bản tin về dịch bệnh ngày 26.12, hiện nguy cơ phát sinh các ổ dịch trên đàn gia súc chưa được tiêm phòng vắc xin LMLM hoặc đàn gia súc khỏe mạnh được vận chuyển đến vùng có ổ dịch cũ là rất cao.
 
Lợn bị dịch lở mồm long móng nằm la liệt tại xã Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội.  Ảnh: Lao Động.
"Các địa phương thuộc khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, có đàn gia súc chưa được tiêm phòng triệt để, đặc biệt các địa phương có dự án cung ứng con giống gia súc, xóa đói giảm nghèo cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, tổ chức tiêm phòng vắc xin LMLM, kiểm soát chặt việc vận chuyển gia súc, quản lý giết mổ gia súc để giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan dịch; đồng thời căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn"- Cục Thú y nhận định.
Trước đó, trả lời trên Báo Lao Động, ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP. Hà Nội khẳng định về dịch LMLM ở huyện Ba Vì và cho rằng, chỉ có mấy ổ dịch nhỏ lẻ và xảy ra ở lợn thương phẩm. Tuy nhiên, thực tế thì người dân đang rất khốn đốn với dịch LMLM đối với đàn lợn trên địa bàn huyện.
Điều đáng nói là hiện đang có thông tin về việc có ổ dịch phát sinh xảy ra tại tỉnh Hà Nam, song cho đến nay cả cơ quan thú y tỉnh này và Cục Thú y đều chưa đưa ra thông tin khẳng định hay bác bỏ điều này, càng làm cho người dân thêm lo lắng, nhất là thời điểm Tết Nguyên đán đang đến gần.
Cục Thú y quá chậm phản ứng?
Mặc dù đã có các ổ dịch lây lan và bùng phát, song trên website của Cục Thú y hiện nay không hề có một công điện hay công văn hướng dẫn, gửi các địa phương trong việc phòng chống lây lan dịch LMLM. Trong bản tin ngày 26.12, Cục Thú ý cũng chỉ hướng dẫn các địa phương thực hiện theo một thông báo từ... tháng 7. Cụ thể, đó là thông báo của Cục Thú y về lưu hành vi rút LMLM và khuyến cáo sử dụng vắc xin năm 2018 (Công văn số 1635/TY-DT ngày 17/7/2018) để tổ chức mua đúng loại vắc xin phòng, chống dịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Đối với công tác chỉ đạo, phải đến tận khi có thông tin trên báo chí về việc phát sinh ổ dịch LMLM tại Ba Vì, Hà Nội (cụ thể Báo Lao Động đăng ngày 22.12), ngày 23.12, Cục Thú y mới cử đoàn công tác đến xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội để kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh LMLM. Điều này cho thấy, trước đó Cục Thú y không nắm bắt được?.
Không thiếu vắc xin, vì sao dân lại không tiêm phòng?
Theo thông tin chính thức của Cục Thú y, vắc xin LMLM đang có tại các kho của các công ty nhập khẩu đến 23/12/2018 là 8,7 triệu liều vắc xin LMLM các loại, cụ thể:
Công ty NAVETCO nhập khẩu từ Merial (Pháp): 1,8 triệu liều vắc xin đơn giá type O; 1,3 triệu liều vắc xin nhị giá type O và A; 600 nghìn liều vắc xin tam giá type O, A và Asian 1.
Công ty VETVACO nhập khẩu từ Merial (Pháp): 1,4 triệu liều đơn giá type O; và 1,6 triệu liều nhị giá type O và A.
Công ty Cổ phần thuốc thú y AMAVET: 2,0 triệu liều vắc xin đơn giá type O từ Argentina đang đợi kết quả kiểm nghiệm chất lượng (thời gian khoảng 60 ngày).
Ngoài ra, số vắc xin dự kiến nhập khẩu trong quý I năm 2019 là 3,5 triệu liều vắc xin LMLM các loại (bao gồm: Công ty NAVETCO dự kiến nhập 2,7 triệu liều vắc xin đơn giá type O; Công ty VETVACO dự kiến nhập 0,8 triệu liều vắc xin đơn giá type O).
Trả lời trên Báo Lao Động, ông Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng: "Dịch LMLM năm nay, nếu như tổ chức tiêm phòng tốt thì không có vấn đề gì, nhưng nếu không tổ chức tiêm phòng, có khả năng dịch xảy ra. Năm nay, có 2 biến chủng, chúng tôi đang nghiên cứu chủng virus thay đổi, có thể có những con lợn thương phẩm chết rất nhanh. Còn bình thường, qua mấy giai đoạn như ho, sốt, bỏ ăn, xuất hiện mụn nước, kéo dài thời gian".
Theo ông Sơn, hiện nay có những 7 tuýp LMLM: Dịch lây lan nhanh, biến chủng, gây chết nhanh mà nhất là xảy ra ở lợn thương phẩm, ở lợn không tiêm phòng. Còn đối với đàn trâu bò, đàn lợn nái, các trang trại chăn nuôi lớn chú ý việc tiêm phòng thì an toàn, còn không sẽ xảy ra dịch. 
Mặc dù người dân đang rất lo lắng về dịch LMLM, nhiều báo, trong đó có PV Báo Dân Việt đã liên tục liên hệ với lãnh đạo Cục Thú y để có thông tin chính thức về dịch LMLM, nhưng lãnh đạo Cục này đều không nghe máy hoặc từ chối trả lời.
Đây là điều dư luận và người dân đang rất bức xúc và đặt câu hỏi, không biết lãnh đạo Cục Thú y đang làm gì, đã có biện pháp gì để phòng chống dịch bệnh nguy hiểm này?
Lê Hân (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.