Di tích khảo cổ Rộc Tưng-Gò Đá được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ngày 29-12, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký Quyết định số 1649/QĐ-TTg xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 13) đối với 5 di tích, trong đó có di tích khảo cổ Rộc Tưng-Gò Đá (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai).


Di tích Rộc Tưng-Gò Đá được công nhận là di tích cấp tỉnh năm 2018, được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là là di tích cấp quốc gia ngày 4-11-2020.

Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia đánh giá cao công tác bảo vệ hiện vật khảo cổ học của di tích Rộc Tưng-Gò Đá. Ảnh: Hoàng Ngọc
Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia đánh giá cao công tác bảo vệ hiện vật khảo cổ học của di tích Rộc Tưng-Gò Đá. Ảnh: Hoàng Ngọc


Trước đó, từ cuối năm 2014, một số di tích sơ kỳ Đá cũ ở thị xã An Khê được các nhà khảo cổ Liên bang Nga và Việt Nam thẩm định và đưa vào “Chương trình hợp tác quốc tế: Nghiên cứu quá khứ xa xưa của Việt Nam”. Trong giai đoạn 2015-2018, đoàn khảo sát của Viện Khảo cổ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga phối hợp với tỉnh Gia Lai tiến hành điều tra, phát hiện mới một số di tích, nâng tổng số di tích sơ kỳ Đá cũ vùng này lên 25 địa điểm.

Những công bố về kết quả khảo cổ học ở Rộc Tưng-Gò Đá trong 5 năm đã hoàn toàn thuyết phục các học giả, nhà khoa học, rằng thung lũng An Khê là “cái nôi cổ xưa nhất của loài người trên thế giới”. Theo PGS-TS. Nguyễn Khắc Sử, những nghiên cứu khoa học về Rộc Tưng-Gò Đá không chỉ là nguồn tư liệu phong phú nghiên cứu lịch sử hình thành văn hóa nhân loại mà còn là những tư liệu quý khẳng định và bảo vệ chủ quyền dân tộc.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân-nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh nhận định: “Di tích Rộc Tưng-Gò Đá tại An Khê là phát hiện khảo cổ quan trọng nhất từ trước tới nay, khẳng định vị trí của vùng đất An Khê, Việt Nam trong bản đồ di tích Đá cũ thế giới. Những phát hiện ở Rộc Tưng-Gò Đá đã kéo dài thời gian xuất hiện loài người về xa xưa trên vùng thượng du sông Ba đến 80 vạn năm, mang đến một bước ngoặt trong nhận thức lịch sử hình thành các cộng đồng dân cư ở Việt Nam và vị trí của nó trong bản đồ phát triển nhân loại”.

Các hố khai quật tại Rộc Tưng-Gò Đá được làm mái che để bảo vệ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách tham quan, nghiên cứu. Ảnh: Hoàng Ngọc
Các hố khai quật tại Rộc Tưng-Gò Đá được làm mái che để bảo vệ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách tham quan, nghiên cứu. Ảnh: Hoàng Ngọc


Trong khi đó, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Tống Trung Tín-Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam kiến nghị trước Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia trong chuyến khảo sát tại Gia Lai năm 2022: “Những phát hiện khảo cổ học ở thung lũng An Khê đã bổ sung vào bản đồ sơ kỳ Đá cũ của thế giới và con đường hình thành văn hóa đầu tiên của nhân loại, được Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga bổ sung vào nội dung của tập 3 Lịch sử thế giới. Với giá trị mang tầm quốc tế, di tích Rộc Tưng-Gò Đá cần được tiếp tục hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản thế giới”.

Cùng với quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo (được công nhận di tích quốc gia đặc biệt 18-1-2022), hệ thống các di tích Đá cũ An Khê được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt mang đến giá trị độc đáo cho vùng đất An Khê, cửa ngõ phía Đông của tỉnh. Tỉnh Gia Lai đã xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát huy các giá trị đặc biệt của hệ thống di tích này gắn với phát triển du lịch.

 

HOÀNG NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn bắp của ba

(GLO)- Nhiều năm ở phố nhưng tôi đã quen với đất đồng, quen với sự bình yên làng mạc. Bởi vậy, hễ có dịp là tôi tranh thủ về quê, chẳng nhất thiết là phải cuối tuần.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Ngắm loạt tranh Tây Nguyên của danh họa Việt Nam

Ngắm loạt tranh Tây Nguyên của danh họa Việt Nam

(GLO)- Lần đầu tiên, hơn 60 tác phẩm về Tây Nguyên do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam lưu giữ đã được giới thiệu rộng rãi đến công chúng Phố núi Pleiku, trong đó có tranh của nhiều danh họa mà tên tuổi đã ghi đậm dấu ấn trong nền mỹ thuật hiện đại.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bài học đầu tiên

(GLO)- Buổi sáng hôm ấy, mẹ nắm tay đưa tôi đến trường lần đầu tiên. Ngôi trường làng nhỏ bé, nằm giữa những tán cây xanh rợp bóng mát. Không gian thoang thoảng mùi thơm của những đóa hoa bên đường.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Khơi dậy ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc cho thiếu nhi Gia Lai

Khơi dậy ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc cho thiếu nhi Gia Lai

(GLO)- Để học sinh thể hiện sự hiểu biết về văn hóa dân tộc, tổ chức Đoàn-Đội các cấp của tỉnh Gia Lai triển khai hoạt động vẽ tranh, trình diễn trang phục truyền thống…Các hoạt động góp phần khơi dậy ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Vũ khúc cao nguyên

Vũ khúc cao nguyên

(GLO)- Tháng 11, dã quỳ xúng xính váy hoa bung xòe nơi cao nguyên đất đỏ. Dã quỳ như cô gái nhỏ vẫn chung tình thao thiết với cái hẹn nắng lộng, trời xanh.

Dặm dài năm tháng

Dặm dài năm tháng

(GLO)- Tôi ngang qua trường cũ trong một ngày vòm trời xám đục trong bàng bạc hơi sương. Cảnh vật đã không còn như xưa nữa. Chỉ có cây bàng nơi góc sân trường run run giơ những chiếc lá ối đỏ phơ phất vẫy trong gió lạnh.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Ký ức của ba

Ký ức của ba

Bảng khám bệnh điện tử hiển thị con số 106, tôi ngó quanh quất tìm ba tôi. Ông già lại đi lung tung đâu đó. Tôi hớt hải chạy quanh sảnh bệnh viện: “Kia rồi”, chiếc áo kaki màu xanh bộ đội.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Mùa nấm mối

Mùa nấm mối

(GLO)- Đã 3 mùa mưa qua, khu vườn nhà tôi đều xuất hiện nấm mối. Những búp nấm nhú lên mặt lá ủ sau một thời gian dài ủ meo mầm, khi gặp cơn mưa đầu mùa rồi nắng lên vài hôm, có cơn mưa tiếp theo là những tai nấm mối thân trắng, núm đầu dù màu xám đội lên từng khóm.

Dã quỳ trong sương đêm

Dã quỳ trong sương đêm

(GLO)- Dã quỳ là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, kiêu hãnh. Khi gợi nhắc sắc hoa màu nhớ, người ta thường nghĩ đến màu vàng rực rỡ trong nắng ban mai, trong buổi bình minh hé giấc hay rực ấm lúc chiều tà.