Đi hái nấm, người đàn ông vấp phải báu vật vô giá 3.300 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những hiện vật mang giá trị khảo cổ lớn, nguyên vẹn đến kinh ngạc, đã biến buổi hái nấm của người đàn ông CH Czech thành cuộc săn tìm báu vật.
Ông Roman Novák, một người dân sống ở thị trấn Jesenick (Cộng hòa Czech) đã quyết định vào rừng tìm nấm cho bữa ăn và... bị vấp té. Ông nhận ra thứ mình vấp phải là một phần của thành kiếm cổ xưa nhô lên khỏi mặt đất. Thử tìm kiếm tiếp xung quanh, ông tiếp tục bắt được một chiếc rìu bằng đồng.

Thanh kiếm được chế tác tinh xảo được hé lộ trong bức ảnh mới công bố của bảo tàng - Ảnh: Bảo tàng Silesian
Thanh kiếm được chế tác tinh xảo được hé lộ trong bức ảnh mới công bố của bảo tàng - Ảnh: Bảo tàng Silesian
Nghĩ ràng mình đã tìm thấy vài cổ vật có giá trị, ông Novák đã liên hệ với Bảo tàng Silesian gần đó và còn ngạc nhiên hơn khi kết quả kiểm tra niên đại cho thấy chúng đã được tạo ra từ năm 1300 trước Công nguyên. Thời đại đồ đồng ở nơi đây đã diễn ra sớm so với nhiều nơi trên thế giới với kỹ thuật chế tác khá điêu luyện, nên các hiện vật vẫn còn nguyên vẹn dù đã trải qua 3.300 năm. Thanh kiếm bị gãy đôi, nhưng những hình chạm khắc tinh xảo vẫn còn sắc bén.

Ảnh: Bảo tàng Silesian
Ảnh: Bảo tàng Silesian
Những cổ vật xa xưa và được bảo quản tốt đến thế là những báu vật thật sự. Theo tiến sĩ Jiri Juchelka, giám đốc khảo cổ học của Bảo tàng Silesian, thanh kiếm này được tạo ra với mục đích nghi lễ hơn là chiến đấu bởi trái ngược với vẻ ngoài tinh xảo, kết quả kiểm tra tia X cho thấy những lỗ li ti ở phần lõi, khiến nó không đủ chắc cho những cú tấn công. Kiếm và rìu đều được chế tác bằng cách nung chảy đồng rồi đổ vào khuôn.

Khu vực được cho là ẩn chứa rất nhiều báu vật thời đồ đồng - Ảnh: Bảo tàng Silesian
Khu vực được cho là ẩn chứa rất nhiều báu vật thời đồ đồng - Ảnh: Bảo tàng Silesian
Các nhà chức trách địa phương đang lên kế hoạch khai quật toàn bộ khu vực đã phát hiện ra thanh kiếm và chiếc rìu, bởi họ tin rằng còn nhiều báu vật, thậm chí có thể là kiến trúc cổ đại, ẩn bên dưới khu rừng.
Anh Thư (Theo Live Science, Daily Mail/NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.