Đến với chợ phiên vùng biên giới Đức Cơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chợ phiên nông sản an toàn lần thứ II và giới thiệu các sản phẩm OCOP của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) năm 2022 tổ chức tại thị trấn Chư Ty từ ngày 14 đến 16-10 đã thu hút hàng chục doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn huyện, các địa phương trong tỉnh và tỉnh Ratanakiri (Vương quốc Campuchia) tham gia trưng bày, quảng bá các sản phẩm đặc trưng.
Mặc dù ở nhiều địa phương trong tỉnh có mưa do ảnh hưởng bão số 5, nhưng ở Đức Cơ trong những ngày diễn ra chợ phiên, trời dịu mát cả ngày lẫn đêm. Vì vậy, không khí hội chợ ở thị trấn Chư Ty khá nhộn nhịp, thu hút được nhiều khách hàng đến tham quan, mua sắm.
Sáng 15-10, chúng tôi có mặt tại chợ phiên. Khu vực tổ chức chợ phiên gần Công viên thị trấn Chư Ty khá rộng rãi, thoáng mát. Nổi bật trong các gian hàng trưng bày của doanh nghiệp trên địa bàn và các quầy hàng của các xã như Ia Nan, Ia Pnôn đều có các sản phẩm giới thiệu với khách hàng, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp do chính người dân tại chỗ sản xuất, chế biến. Góp phần làm phong phú cho hội chợ lần này, một số doanh nghiệp của tỉnh Ratanakiri cũng tham gia với nhiều sản phẩm nội địa của nước bạn và một số hàng nhập từ Thái Lan.
Đại biểu tham quan một gian hàng của Campuchia tại Chợ phiên nông sản an toàn lần thứ II và giới thiệu các sản phẩm OCOP huyện Đức Cơ năm 2022. Ảnh: Bùi Quang Vinh
Đại biểu tham quan một gian hàng của Campuchia tại Chợ phiên nông sản an toàn lần thứ II và giới thiệu các sản phẩm OCOP huyện Đức Cơ năm 2022. Ảnh: Bùi Quang Vinh
Tuy không đồ sộ, quy mô như các hội chợ cấp tỉnh và khu vực, nhưng việc tổ chức được các hội chợ vùng biên giới như ở Đức Cơ lần này là sự cố gắng lớn của địa phương nhằm tạo ra “sân chơi” cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ kinh doanh cá thể, những nông dân có sản phẩm trên địa bàn giới thiệu các mặt hàng được tạo ra từ vùng đất biên cương này. Rất trân quý với sự xuất hiện của những doanh nghiệp trẻ có nhiều sản phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn OCOP. Cách đây 1 năm, huyện Đức Cơ đã có nghị quyết về việc xây dựng sản phẩm OCOP, hỗ trợ nông dân tham gia chuỗi giá trị, phát triển kinh tế nông nghiệp. Đồng thời, chính quyền địa phương đã triển khai Chương trình OCOP nhằm khuyến khích người dân vượt khó, sáng tạo để có sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng, hiệu quả.
Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đức Cơ đã đóng vai trò “bà đỡ”, sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ người dân từ khâu thành lập doanh nghiệp đến bảo hộ sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu và đăng ký sở hữu trí tuệ; bên cạnh giúp các cơ sở xây dựng hệ thống bán hàng qua website để tiếp cận thị trường. Và từ đó đến nay có hàng chục sản phẩm được chứng nhận là sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao cấp tỉnh. Có thể nói, một huyện biên giới còn nhiều khó khăn như Đức Cơ mà đã nỗ lực vươn lên trong phát triển kinh tế và có thành quả tốt, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ nông dân tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng, được thị trường trong và ngoài tỉnh chấp nhận là một dấu ấn đáng khích lệ. Bên cạnh các cơ sở kinh doanh có thương hiệu như: Cà phê Phát Huy (xã Ia Krêl), cơ sở trái cây đạt tiêu chuẩn VietGAP của anh Ngô Thái Nam (thị trấn Chư Ty), trong hội chợ lần này có sự tham gia của nhiều cơ sở kinh doanh mới đạt tiêu chuẩn OCOP như hạt điều rang muối Ánh Dương (xã Ia Krêl), cơ sở chế biến cà phê bột của anh Nguyễn Văn Hân (làng Le 2, xã Ia Lang) với sản phẩm Nguyễn Hân coffee farm được công nhận OCOP, đậm đà hương vị cà phê cao nguyên; hay sản phẩm cà phê bột PHOENIX HD của Hợp tác xã Xây dựng-thương mại và dịch vụ Phượng Hoàng (xã Ia Nan) đã đạt chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2022…
Bên cạnh đó, hội chợ còn có một vài doanh nghiệp của các địa phương khác, như: cơ sở sản xuất cà phê Hưng Liên (xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) với các sản phẩm mới như hạt và các loại trà túi lọc (khổ qua, linh chi, đinh lăng), dầu gội và nước rửa chén bằng thảo dược…
Đặc biệt, các cơ sở kinh doanh từ bên kia biên giới với những gian hàng bán các sản phẩm nội địa Campuchia và các loại hàng tiêu dùng của Thái. Có thể kể đến gian hàng của bà Sray Mum chuyên bán các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp của Campuchia; gian hàng bách hóa cô Hêng Ry Na hay gian hàng ẩm thực Campuchia của cô Sray On… Người Campuchia có kiểu quảng bá hàng hóa một cách sôi động là đem đội văn nghệ múa hát truyền thống biểu diễn trước công chúng, tạo không khí vui chơi, thu hút được nhiều khách hàng đến tham quan và mua các sản phẩm.
Cùng với các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện Đức Cơ, chợ phiên còn có các sản phẩm của đồng bào dân tộc bản địa như: hoa quả, rau củ, thịt heo rừng lai, gà rừng… Đặc biệt, có quầy bán sản phẩm thổ cẩm tự dệt may của người Jrai; hay có quầy bán chiêng, ché cũ, men rượu truyền thống của đồng bào vùng biên.
Với vị trí thuận lợi là có Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh nên các doanh nghiệp tham gia hội chợ lần này đề xuất huyện Đức Cơ cần mở rộng phạm vi chợ phiên ở cửa khẩu nhằm xúc tiến thương mại, kêu gọi sự tham gia nhiều hơn nữa các doanh nghiệp, nhà sản xuất của Campuchia cùng với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, kích thích kinh tế cửa khẩu phát triển ở tầm cao mới.
BÙI QUANG VINH
 

Có thể bạn quan tâm

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Bất thường cổ phiếu LDG

Bất thường cổ phiếu LDG

Dù đang có tổng nợ vay lên tới 893 tỷ đồng, ghi nhận lỗ luỹ kế hơn 1.375 tỷ đồng và từng bị nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục nhưng cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư LDG vẫn tăng trần 5 phiên liên tiếp, từ 2.500 đồng lên 3.470 đồng/cổ phiếu.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn tiếp Tập đoàn Công nghệ SOS của Úc

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn tiếp Tập đoàn Công nghệ SOS của Úc

(GLO)- Ngày 1-7, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn đã có buổi làm việc với ông Greg Soster-Giám đốc Tập đoàn Công nghệ SOS (Úc) và đại diện Hiệp hội Du lịch Úc tại Việt Nam. Buổi làm việc nhằm trao đổi, tìm hiểu tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực du lịch, bất động sản và công nghệ xây dựng.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Doanh nghiệp kỳ vọng cuộc 'cách mạng hành chính'

Doanh nghiệp kỳ vọng cuộc 'cách mạng hành chính'

Chỉ còn 2 tuần nữa, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức vận hành trên cả nước. Một cuộc "cách mạng" tái cấu trúc toàn diện từ không gian địa lý đến bộ máy, con người... đang thổi một làn gió mới đầy hào hứng tới cộng đồng doanh nghiệp.

null