(GLO)- Đêm thơ Nguyên tiêu năm 2025 với chủ đề “Gia Lai khát vọng vươn mình” vừa diễn ra vào tối 12-2 tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) trong không khí thân tình, ấm áp, bằng một tình yêu trọn vẹn dành cho thi ca.
Đông đảo người yêu thơ đến với đêm thơ Nguyên tiêu năm 2025. Ảnh: Lam Nguyên
Với tâm hồn nhạy cảm, từng chuyển động của mùa luôn gợi những xôn xao trong lòng người nghệ sĩ, nhất là khi xuân đến. Mùa đẹp nhất trong năm được nhiều tác giả chọn gửi gắm bao niềm hân hoan và hy vọng. Đêm thơ Nguyên tiêu năm nay có bài thơ xuân của một tác giả đặc biệt được diễn ngâm, đó là “Mừng xuân đón Tết” của ông Ksor Phước-nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai.
Càng đặc biệt hơn khi bài thơ ra đời cách đây đã 50 năm, bắt đầu bằng những phác họa rất xuân: “Ta đứng đây nhìn thủ đô nhộn nhịp/Đón xuân về, chưa kịp tiễn đông qua/Tiếng pháo giòn xen tiếng hát ai ca/Ôi vui quá, xin chào mừng năm mới/Cả trời đất nhuộm màu xanh phơi phới/Trong nắng vàng hiển hiện phố phường tươi”.
Từ tình yêu tha thiết với cuộc sống, với Đảng, người chính khách bỗng hóa thi sĩ qua cái nhìn hàm ơn: “Giữa hồn ta, đôi cánh thơ lay động/Như con chim thức dậy muốn bay đi/Thơ nâng ta lên thế giới diệu kỳ/Sáng nơi đó: Mặt người và hoa trái/Cảm ơn Đảng cho ta lòng nhân ái/Cho ta bao mơ ước với niềm tin…”.
Một phần diễn ngâm tại đêm thơ Nguyên tiêu năm 2025. Ảnh: Lam Nguyên
Hòa vào mạch sống mùa xuân còn là bao xúc cảm dành cho quê xứ, cho đất và người ở nơi nuôi lớn tâm hồn. Thế nên khung cảnh vùng đất được mệnh danh “chảo lửa” Krông Pa đã đi vào thơ của tác giả Mai Hương từ một góc nhìn khác, lãng mạn và ý vị: “Anh đến quê em một chiều hò hẹn/Sông Ba yêu thương dòng nước xa xanh/Chiều lung linh, cây cầu in soi bóng/Gió đùa trêu mái tóc em dịu hiền/Thuyền ai buông câu nơi hoàng hôn bóng đổ/Mà dòng trong dát bạc mắt em sâu/Thấp thoáng nhà sàn bình yên bên chiều lặng/Sơn nữ trên vai gùi cỏ qua cầu” (Sông Ba một chiều xuân).
Trong khi đó, bằng thể thơ tự do cho phép tung tẩy nhịp điệu, tác giả Lê Vi Thủy đã “ký họa” rất nhanh sắc xuân cao nguyên trong niềm vui được mùa, đúng như sở trường của chị, một giáo viên Mỹ thuật: “Như bông hoa trắng như tuyết/Ngạt ngào hương/Vào ngày mai/Và những ngày mai khác/Quê hương chuyển mình xanh rì/Bội mùa/Những giọt cà phê sóng sánh/Mở ra ngàn yêu thương (Tinh khôi em mùa xuân).
Sinh sống trên vùng đất Tây Nguyên, chưa có tác giả thơ nào không từng lẩy ra một ý tứ, một chấm phá về bản sắc trong câu chữ của mình, như thôi thúc tự thân. Lựa chọn những ngôn từ mang màu sắc âm trầm tựa màu đất đỏ cao nguyên, người nghệ sĩ đã gom tất cả mênh mông của một vùng đồi núi, làng rừng vào thơ, trong đó “Nhịp xoang” của tác giả Nguyễn Đình Phê là một ví dụ: “Lời của núi của rừng/Lời của sông của suối/Ngày đêm của đất trời/Nối vòng đời lễ hội/(…) Cho khấn cầu bay lên/Nhận lễ ơn cúi xuống/Có vầng mây bay nghiêng/Làng bình yên mưa nắng…”.
Với một số tứ thơ lạ, ấn tượng, tác giả Kim Sơn cũng đã khẳng định cá tính sáng tạo riêng khi viết về một đề tài tưởng chừng khó làm mới: “Chiều lầm lũi đỏ bụi khô đặc quánh/Không gian ầm ì gió/Lá khô múa/Gửi nỗi nhớ vào lòng nỗi nhớ/Em chân trần gùi nước/Nỗi nhớ ngược gió/Bay vào mắt (Nắng tắt).
Ban tổ chức tặng hoa các tác giả tham dự chương trình. Ảnh: Lam Nguyên
Nhà thơ Nguyễn Đình Thi từng đúc rút: “Thơ là tiếng nói đầu tiên, là tiếng nói thứ nhất của tâm hồn con người khi đụng chạm với cuộc sống”. Vì lẽ đó, thơ dung chứa, cô đọng những hình ảnh rất đời và cũng rất chạm. Hẳn tác giả Giang Nhi đã không mất quá nhiều thời gian để ghi lại cảm xúc trong một chuyến hồi cố hương: “Tiếng gà gáy muộn ngày mưa/Bếp hồng ủ chín thơm mùa bắp khoai/Tiếng bà đưa võng à ơi/Biển ru gió thổi sóng khơi yên lành/Bóng cò chao lượn đồng xanh/Bình minh tỏa nắng ấm quanh xóm làng/Quê hương nỗi nhớ vô vàn/Bầy chim sẻ hót rộn ràng mái hiên…” (Về quê).
Tương tự, tác giả Thuận Ánh cũng dùng thơ để thủ thỉ những tâm tình hết sức đời thường: “Đừng hẹn nhau khi còn rất vội/Hãy thư thả cùng nhau từng bữa dưa cà/Anh bận vườn rau, em bận luống hoa/Mùa xuân hát khúc ca về ngôi nhà rất nhỏ/Khúc ca rộn tiếng cười của lũ trẻ/Tiếng nghĩa nhân sau mỗi tối chúng học bài” (Hẹn nhau về chốn bình thường).
Và có lẽ, chút khắc khoải cũng khiến thơ neo giữ cảm xúc người đọc lâu hơn trong những câu chữ vời vợi nhớ: “Vừa hay mới nghe tiếng gió/Rơi rụng mãi phía mùa qua/Hình như gió lùa mải miết/Chơi hoài ở phía thung xa/(…) Sớm nay pha trà mong gió/Nương một chốn nhỏ trú an/Người đi xa nghe gió gọi/Nhớ đồi, nhớ núi, nhớ em…” (Trong mùa gió, tôi đợi gió mùa-Nguyễn Thị Diễm).
Chủ đề “Gia Lai khát vọng vươn mình” là ước mơ về những đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội, là sự nhảy vọt về hình ảnh đầy thanh tân, tươi trẻ của Gia Lai trong lòng bạn bè trong và ngoài nước… “Vươn mình” như là sự mong chờ những cảm xúc, những dư ba trong đời sống văn học tỉnh nhà.
Không chỉ phát huy giá trị và thành quả thơ ca của những năm trước, đêm thơ Nguyên tiêu 2025 còn là cầu nối tâm hồn, là bệ phóng để những người yêu văn chương Gia Lai gặp gỡ, trình hiện những đứa con tinh thần của mình đến với công chúng; khích lệ, động viên sáng tác và cống hiến cho đời, cho công cuộc đổi mới và dựng xây Gia Lai ngày càng tươi đẹp hơn.
Nghệ sĩ Ưu tú Đặng Công Hưng-Phó Chủ tịch phụ trách Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai
(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...
(GLO)- Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV đã khép lại song thanh âm của nó vẫn còn vang vọng giữa phố núi Pleiku cũng như trong lòng người dân và du khách.
(GLO)- Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk vừa phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk khai mạc triển lãm và trao giải tác phẩm trại sáng tác mỹ thuật “Voi-Niềm tự hào của Buôn Đôn, Đắk Lắk”. Giải A duy nhất đã được trao cho nhà điêu khắc Nguyễn Vinh (Gia Lai).
(GLO)- Trải qua 50 năm sau ngày giải phóng, Văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai đã khẳng định vị thế vững vàng qua sự kết nối giữa truyền thống và hiện đại. Nhiều thế hệ văn nghệ sĩ đã nỗ lực sáng tạo và cống hiến, vun bồi cho đời sống văn hóa tinh thần thêm phong phú.
Sáng 13-4, tại huyện đảo Lý Sơn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với UBND huyện long trọng tổ chức Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa.
(GLO)- Trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV-năm 2025 diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) vào 2 ngày 12 và 13-4, đông đảo khán giả đã mãn nhãn với phần thi cà kheo nghệ thuật hết sức độc đáo của các đội.
Nội dung cuốn sách gồm các bài viết, bài nói, bức điện, bức thư, lời chúc mừng, thăm hỏi, động viên, khích lệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cán bộ, chiến sỹ và đồng bào miền Nam từ năm 1945 đến 1969.
(GLO)- Những chàng trai, cô gái Bahnar, Jrai, Tày, Nùng, Hmông, Kinh…đã có phần trình diễn trang phục truyền thống ấn tượng tại Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV, mang theo niềm tự hào của thế hệ kế thừa và tiếp nối tinh hoa văn hóa.
(GLO)- Chiều 12-4, bên hông trụ đá 54 dân tộc anh em tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), các nghệ nhân Bahnar, Jrai có cuộc gặp gỡ trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV.
(GLO)- Những ngày qua, đoàn nghệ nhân huyện Krông Pa đang tích cực tập luyện để sẵn sàng tham gia trình diễn tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV, năm 2025 với nhiều sắc màu văn hóa độc đáo.
(GLO)- Trên mảnh đất Tây Nguyên đại ngàn có những con người vẫn ngày ngày âm thầm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Nghệ nhân Nay Thơi là một trong số đó.
(GLO)- Dù đã 72 tuổi nhưng bà HLok (thôn Bông Lar, xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) vẫn ngày ngày miệt mài làm men truyền thống để ủ rượu cần của người Jrai.
(GLO)- Sáng 10-4, tại TP. Pleiku, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức buổi tọa đàm “Văn học, nghệ thuật Gia Lai-Hành trình 50 năm trưởng thành và phát triển (30/4/1975 - 30/4/2025).
(GLO)- Ngay cả những người có thời gian nghiên cứu, gắn bó lâu dài với văn hóa Tây Nguyên cũng không dám chắc là mình đã am tường về lễ thức, phong tục hết sức đa dạng, đậm tính truyền thống và nhân văn của cộng đồng các dân tộc thiểu số nơi đây.
(GLO)-Với thông điệp “Văn hóa đọc-Kết nối cộng đồng”, “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, “Đọc sách-làm giàu tri thức, nuôi dưỡng khát vọng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo”, chuỗi hoạt động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 4-2025 sẽ diễn ra từ 15-4 đến 2-5.
(GLO)- Phó Thủ tướng Mai Văn Chính vừa ký Quyết định số 723/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa. Luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 8 ngày 23-11-2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2025.
(GLO)- Tôi mê đắm Tây Nguyên bắt đầu từ 2 chữ “đại ngàn”. Tôi cũng đã từng mường tượng về những cánh rừng bạt ngàn, tán cây che kín không thấy ánh mặt trời, dây leo và cây bụi lấp kín không một lối mòn, muông thú chạy nhảy dưới những tán xanh.
(GLO)- Tối 6-4, tại Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã Ia Kênh (TP. Pleiku), UBND xã Ia Kênh tổ chức liên hoan cồng chiêng và hát dân ca lần thứ IV với sự tham gia của hơn 200 nghệ nhân đến từ 6 làng trên địa bàn gồm: Nhao I, Nhao II, Mơ Nú, Thong Ngó, Thong Yố và O Sơr.
(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.
(GLO)- Dẫu xa ở đất Tổ nhưng người dân Gia Lai luôn khắc ghi và tự hào về nguồn cội. Ngày Giỗ Tổ hàng năm cũng là dịp để mọi người thành kính tưởng nhớ công ơn các Vua Hùng theo những cách riêng.
(GLO)- Với tài vẽ tranh trên đá, anh Dương Đức Hòa-Giáo viên Mỹ thuật Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Kon Chiêng (huyện Mang Yang) đã khắc họa thành công chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trên chất liệu tưởng chừng không có gì ngoài vẻ khô cứng.
(GLO)- Trong lễ cúng Quý Xuân (17-2 âm lịch) vừa qua, Ban Nghi lễ miếu An Xuyên (phường Tây Sơn, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã khôi phục lệ cúng cá. Những con cá tươi ngon được ngư dân đánh bắt ở sông Ba dâng cúng tỏ lòng biết ơn các vị thần linh, tiền nhân.