Đề xuất quy định ôtô chở học sinh phải lắp thiết bị quan sát khu vực hành khách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Tất cả các cơ sở giáo dục (từ bậc mầm non đến trung học phổ thông) trên địa bàn có sử dụng xe ôtô đưa đón học sinh đến trường thực hiện quy trình, kiểm tra số lượng của học sinh khi lên xe và rời xe.

Sau vụ trẻ mầm non ở Thái Bình tử vong khi bị bỏ quên trên ôtô đưa đón học sinh, Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản gửi ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc tăng cường bảo đảm an toàn giao thông đối với xe ôtô đưa đón học sinh.

Chiếc xe ôtô chở học sinh mầm non bị bỏ quên dẫn đến tử vong vào ngày 29/5 tại tỉnh Thái Bình. (Ảnh: TTXVN phát)

Chiếc xe ôtô chở học sinh mầm non bị bỏ quên dẫn đến tử vong vào ngày 29/5 tại tỉnh Thái Bình. (Ảnh: TTXVN phát)

Để bảo đảm an toàn cho các cháu học sinh trong hoạt động vận tải đưa đón học sinh đến trường, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo sở giao thông vận tải phối hợp với sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo rà soát các trường học có hoạt động sử dụng xe ôtô hợp đồng đưa, đón học sinh; yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện đúng quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô, đặc biệt là quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định 10/2020 của Chính phủ, điểm b khoản 6 Điều 4 Thông tư 12/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (phải có phương án kiểm soát đảm bảo không còn hành khách trên xe, người lái xe kinh doanh vận tải hành khách sau khi kết thúc hành trình hoặc kết thúc ca làm việc, trước khi rời khỏi xe, người lái xe phải kiểm tra khoang hành khách để bảo đảm không còn khách ở trên xe).

Bên cạnh đó, sở giáo dục và đào tạo chủ trì, phối hợp với lực lượng chức năng ngành giao thông vận tải và cơ quan chức năng địa phương thường xuyên kiểm tra các cơ sở giáo dục, trường học có hoạt động sử dụng xe ôtô đưa đón học sinh.

Bộ Giao thông Vận tải cũng nhấn mạnh và lưu ý tất cả các cơ sở giáo dục (từ bậc mầm non đến trung học phổ thông) trên địa bàn có sử dụng xe ôtô đưa đón học sinh đến trường thực hiện quy trình, kiểm tra số lượng của học sinh khi lên xe và rời xe; phối hợp với hội phụ huynh làm việc với các đơn vị kinh doanh vận tải.

Tại Dự thảo quy chuẩn sửa đổi, bổ sung quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ôtô, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất thêm nhiều quy định để tránh trường hợp học sinh bị bỏ quên trên xe.

Ở dự thảo này, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất quy định, ôtô chở học sinh phải được trang bị thiết bị quan sát toàn bộ khu vực hành khách thông qua gương chiếu hậu bên trong và hệ thống camera giám sát bên trong để giám sát hành vi của lái xe, hành vi của giám hộ học sinh và hành vi của học sinh trên xe.

Có hệ thống còi báo động, âm thanh khẩn cấp hoặc liên lạc trực tiếp đến lái xe hoặc người quản lý học sinh để cảnh báo khi có học sinh bị bỏ quên trên xe, thời gian không quá 15 phút.

Ngoài ra, dự thảo này còn quy định phương tiện phải được thống nhất một màu vàng đậm phủ bên ngoài thân xe. Mặt trước và cạnh 2 bên xe phía trên cửa sổ phải có biển báo dấu hiệu nhận biết là xe buýt trường học.

Xe phải có biển hiệu, có biển báo hiệu dừng đỗ, biển cảnh báo các phương tiện khác không được vượt khi xe đang đỗ ở bến để đón, trả học sinh đồng thời được trang bị thiết bị giới hạn tốc độ không vượt quá 80km/h.

Có thể bạn quan tâm

Trần Phạm Long Nghĩa là thủ khoa kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2024.

Thủ khoa kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM

Trong kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2024, với số điểm 1.116/1.200, Trần Phạm Long Nghĩa, học sinh lớp 12, Trường THPT Trần Phú (Q.Tân Phú) đã xuất sắc vượt qua thủ khoa đợt 1 (1.076 điểm - PV) và trở thành thí sinh có điểm số cao nhất ở kỳ thi đánh giá năng lực năm nay.
Thí điểm học bạ số cấp tiểu học: Hiệu quả bước đầu

Thí điểm học bạ số cấp tiểu học: Hiệu quả bước đầu

(GLO)- Sau hơn 2 tháng triển khai thí điểm, việc thực hiện học bạ số cấp tiểu học đã bước đầu cho thấy kết quả khả quan. Theo đánh giá của các cơ sở giáo dục, đây chính là giải pháp tối ưu để quản lý học bạ một cách thống nhất, khoa học, đồng thời tiết kiệm chi phí và thời gian.