Đề xuất hỗ trợ hơn 130.100 tấn gạo cứu đói cho 8,6 triệu người dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị hỗ trợ gạo cứu đói người dân bị ảnh hưởng bởi COVID-19 cho các địa phương thực hiện giãn cách xã hội.

 Xuất gạo dự trữ quốc gia để cứu trợ khẩn cấp cho người dân. (Ảnh minh hoạ: Quốc Dũng/TTXVN)
Xuất gạo dự trữ quốc gia để cứu trợ khẩn cấp cho người dân. (Ảnh minh hoạ: Quốc Dũng/TTXVN)


Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, do đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, việc làm của người dân và người lao động, đặc biệt đối với những người bị giãn, hoàn, ngừng việc, bị mất việc, mất thu nhập... không đảm bảo được đời sống có nguy cơ bị thiếu đói.

Thực hiện yêu cầu “không để ai bị thiếu ăn" tại Công điện số 1068/CĐ-TTg ngày 5/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại Công văn số 5644/VPCP-KTTH, căn cứ vào Điều 12, Chương III, Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, chiều ngày 18/8, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ tổng số 130.175,67 tấn gạo để cứu đói cho hơn 8,6 triệu nhân khẩu thuộc 24 tỉnh, bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 năm 2021.

Mức hỗ trợ cho mỗi nhân khẩu là 15kg gạo trong thời gian một tháng.

Đắk Lắk đề xuất hỗ trợ 534,3 tấn gạo cho 35.626 khẩu; Đắk Nông hỗ trợ 577,1 tấn gạo cho 38.474 khẩu; Đồng Tháp hỗ trợ 5.883,4 tấn gạo cho 392.231 khẩu; Tây Ninh hỗ trợ 336,2 tấn gạo cho 22.417 khẩu; Cà Mau hỗ trợ 2.862,3 tấn gạo cho 190.822 khẩu; Vĩnh Long hỗ trợ 2.103,1 tấn gạo cho 140.213 khẩu; Long An hỗ trợ 807 tấn gạo cho 53.800 khẩu; Kiên Giang hỗ trợ 2.278,1 tấn gạo cho 151.878 khẩu; Trà Vinh hỗ trợ 1.738,9 tấn gạo cho 115.930 khẩu.

Khánh Hòa hỗ trợ 2.000 tấn gạo cho 133.334 khẩu; Bình Dương hỗ trợ 11.325 tấn gạo cho 755.000 khẩu; Bến Tre hỗ trợ 2.408,2 tấn gạo cho 160.551 khẩu; Bình Định hỗ trợ 1.000,5 tấn gạo cho  66.700 khẩu; An Giang hỗ trợ 3.362,2 tấn gạo cho 224.152 khẩu; Nghệ An hỗ trợ 341,1 tấn gạo cho 22.740 khẩu.

Tiền Giang hỗ trợ 3.006,2 tấn gạo cho 200.415 khẩu; Đồng Nai hỗ trợ 3.128,5 tấn gạo cho 208.567 khẩu; Bà Rịa-Vũng Tàu hỗ trợ 2.283,4 tấn gạo cho 152.233 khẩu; Phú Yên hỗ trợ 1.852,6 tấn gạo cho 123.511 khẩu; Đà Nẵng hỗ trợ 1.630,6 tấn gạo cho 108.709 khẩu; thành phố Cần Thơ hỗ trợ 5.015,4 tấn gạo cho 334.366 khẩu; Bình Thuận hỗ trợ 4.018,4 tấn gạo cho 267.899 khẩu; Ninh Thuận hỗ trợ 577,2 tấn gạo cho 38.480 khẩu; Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ 71.104,9 tấn gạo cho 4.740.330 khẩu.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo và thực hiện hỗ trợ gạo nhanh, kịp thời, đúng đối tượng, đúng định mức theo quy định và phù hợp với công tác phòng, chống dịch tại địa phương.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã nhận được công văn của 24 tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội đã rà soát, tổng hợp và đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ tổng số hơn 216.618,9  tấn gạo cứu đói cho hơn 8,6 triệu nhân khẩu có nguy cơ bị thiếu đói do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 năm 2021. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã xem xét và trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ tổng số hơn 130.175,6 tấn gạo để cứu đói cho hơn 8,6 triệu nhân khẩu trong thời gian một tháng.

Sau khi thực hiện hỗ trợ một tháng mà vẫn còn khó khăn, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có văn bản gửi Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét tiếp tục hỗ trợ.

Theo Hồng Kiều (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.