Để sổ liên lạc điện tử có giá trị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việc phụ huynh phản đối mạnh mẽ sự tồn tại của sổ liên lạc điện tử như hiện nay đặt ra vấn đề về chuyển đổi số trong giáo dục không chỉ qua việc học tập mà còn ở cách thức liên lạc giữa nhà trường và phụ huynh.

Những năm trước đây, dù không hoàn toàn đồng ý nhưng phụ huynh không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hằng tháng đóng vài chục ngàn đồng để nhận thông tin, chủ yếu là báo bài, từ nhà trường qua điện thoại. Nhưng khi công nghệ phát triển, có rất nhiều ứng dụng trao đổi miễn phí, việc thông tin giữa giáo viên hoặc nhà trường qua các nhóm chat trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Thậm chí với nhiều lớp, đây gần như kênh tương tác chính thức giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh. Chính vì thế, sổ liên lạc điện tử qua hệ thống tin nhắn điện thoại chỉ chủ yếu báo bài học sinh chuẩn bị ngày mai, các khoản phí và thỉnh thoảng một số thông tin khác, hoàn toàn trở nên thừa thãi, không cần thiết. Trong khi đó, phụ huynh phải trả khoản phí cho những thông tin không cần đọc họ cũng biết.

Sự không cần thiết của cái gọi là sổ liên lạc điện tử như đang tồn tại càng thể hiện rõ, nhất là qua giai đoạn học sinh không đến trường vì dịch Covid-19. Thời điểm đó, mọi hoạt động học tập của học sinh, trao đổi giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh đều thông qua internet và các ứng dụng miễn phí. Lúc bấy giờ các trường đâu yêu cầu phụ huynh tham gia dịch vụ tin nhắn điện tử qua điện thoại nhưng thông tin liên lạc giữa nhà trường và phụ huynh đâu đứt gãy? Thực tế này càng khiến phụ huynh bức xúc, bất bình khi nhiều nhà trường vẫn sử dụng dịch vụ không còn phù hợp.

Hiện tại, một số trường học ở TP.HCM sử dụng ứng dụng EnetViet với rất nhiều chức năng cần thiết như điểm danh, xin nghỉ học, hoạt động hằng ngày, bảng điểm học tập, nhiệm vụ bài tập, thời khóa biểu, thực đơn bữa ăn, học liệu điện tử, thông tin học sinh… Tuy nhiên, thực tế phần lớn những chức năng phụ huynh quan tâm chưa được “kích hoạt” khiến tăng thêm câu hỏi về tính cần thiết của ứng dụng và sự hoài nghi có không sự “bắt tay” giữa nhà trường và doanh nghiệp, lợi ích kinh tế, sự độc quyền của công ty cung cấp dịch vụ…

Ngành giáo dục đang đẩy mạnh chuyển đổi số với mục tiêu giúp giảm áp lực cho cả giáo viên và học sinh, hỗ trợ việc quản lý tốt hơn. Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong công tác quản lý giáo dục, giảng dạy, thi cử… nhưng xem ra chưa được chú trọng trên bình diện kết nối giữa nhà trường và gia đình. Làm thế nào để phụ huynh ở nhà nhưng vẫn xin phép cho con nghỉ học, biết được hôm nay ở trường con ăn gì, nội dung hôm nay con học, quá trình, tiến độ học tập trong tuần vừa qua, tài liệu học tập của con, các hoạt động và kế hoạch của nhà trường… và nhiều tiện ích khác. Có như vậy thì kênh trao đổi này mới có nhiều ưu việt hơn so với các ứng dụng miễn phí, phụ huynh mới thấy thật sự cần thiết, từ đó tự nguyện tham gia vào dịch vụ.

Thay vì cứ chăm chăm “vận động” phụ huynh phải sử dụng dịch vụ không tạo ra giá trị thì lãnh đạo ngành giáo dục các địa phương, các nhà trường chủ động nắm bắt thay đổi của cuộc sống, của công nghệ để đáp ứng được nhu cầu thật sự của người học, của phụ huynh. Có như thế, sự kết nối giữa nhà trường và phụ huynh mới bền vững.

Theo Nhiên An (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.