'Cao tốc' cho kinh tế tư nhân đã mở

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị được ví như đường cao tốc cho cỗ xe kinh tế tư nhân bứt phá với những chủ trương, quan điểm, chính sách... chưa từng có.

phat-trien-kinh-te-tu-nhan-1747539979978440151253.jpg

Lần đầu tiên, kinh tế tư nhân được xác định là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế. Đây chính là mấu chốt, là bước ngoặt tư duy mang tính lịch sử để các cơ chế, chính sách thiết kế sau đó cũng tương xứng, đồng bộ với sự đột phá này. Đơn cử như thủ tục hành chính, lâu nay vẫn được ví von "hành là chính" không chỉ gây tốn thời gian, công sức, chi phí của doanh nghiệp mà còn làm méo mó môi trường đầu tư kinh doanh. Nghị quyết 68 yêu cầu hết sức cụ thể là phải giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, 30% chi phí tuân thủ pháp luật, 30% điều kiện kinh doanh trong năm nay và tiếp tục cắt giảm mạnh trong những năm tiếp theo. Khơi thông được "cao tốc thủ tục" sẽ giúp giảm hàng tỉ USD chi phí không chính thức, tăng hàng tỉ USD chi phí cơ hội, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt và tạo ra một môi trường công khai, minh bạch. Và chỉ có môi trường công khai, minh bạch, bình đẳng mới tạo dựng niềm tin cho người dân, doanh nghiệp để phát động phong trào "toàn dân thi đua làm giàu", góp phần đưa kinh tế Việt Nam bứt phá như Thủ tướng Chính phủ mong muốn.

Tương tự, Nghị quyết cũng xác lập cơ chế hỗ trợ cụ thể cho từng đối tượng doanh nghiệp cụ thể tiếp cận vốn, đất đai, nhân lực chất lượng cao. Ví dụ, doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn thuế thu nhập trong 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lần đầu. Công ty khởi nghiệp sáng tạo được miễn thuế thu nhập trong 2 năm, và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo... Trong khi trước kia, các doanh nghiệp này rất khó tiếp cận tín dụng, đừng nói đến tiếp cận các chính sách ưu đãi. Đặc biệt, Nghị quyết đã "cởi trói" nỗi lo rủi ro pháp lý đang đè nặng lên các doanh nhân trong môi trường cơ chế, chính sách chồng chéo hiện nay với quy định biện pháp dân sự, kinh tế được ưu tiên áp dụng với các vụ việc vi phạm dân sự, kinh tế. Doanh nghiệp, hộ và cá nhân kinh doanh được chủ động khắc phục vi phạm, thiệt hại...

Nghị quyết 68 đã mở "cao tốc" cho kinh tế tư nhân thì ở chiều ngược lại cũng đòi hỏi doanh nghiệp, doanh nhân phải có đủ nội lực, bản lĩnh, sáng tạo và khát vọng để lăn bánh trên cao tốc này. Thời gian qua, chúng ta đã chứng kiến một số tập đoàn lớn hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Nhà nước, đề xuất tham gia các dự án trọng điểm quốc gia. Tính khả thi của đề án thế nào, được chấp thuận hay không sẽ do Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền xem xét cụ thể nhưng điều đáng mừng nhất trong việc này là sự chủ động và tính minh bạch của doanh nghiệp khi công khai đứng ra nhận trọng trách.

Xin dẫn lại thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm: "Muốn phát triển nhanh và bền vững, Việt Nam không thể đi theo lối mòn cũ. Chúng ta phải dám nghĩ lớn, hành động lớn, thực hiện những cải cách lớn với quyết tâm chính trị cao nhất và nỗ lực bền bỉ nhất". Đó cũng chính là đòi hỏi của Đảng và Nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp. Bởi không thể tạo ra những đột phá phi thường nếu vẫn chỉ suy nghĩ hay thực hiện những cách làm bình thường, thông lệ.

Kỷ nguyên mới đòi hỏi tư duy mới, cách làm mới, sự tiếp cận mới thì mới không bị bỏ lại trên chính cao tốc mà mình đã mở ra.

Theo Nguyên Minh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Phòng ngừa rủi ro UAV

Phòng ngừa rủi ro UAV

Trong chuyến đi đến thủ đô Washington D.C của Mỹ vào cuối năm 2024, người viết từng có ý định mang theo một chiếc flycam (máy bay không người lái - UAV - chuyên chụp hình, quay phim) loại nhỏ để phục vụ công việc.

Hướng đến mục tiêu kép

Hướng đến mục tiêu kép

Tin tưởng, nhưng không ít trăn trở, âu lo là thông điệp được gửi gắm trong phát biểu của nhiều đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận về phát triển kinh tế-xã hội vào hôm qua 17-6.

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Cơ hội đột phá của ngành giáo dục

Cơ hội đột phá của ngành giáo dục

Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, ngày 16-6-2025 là một ngày rất đặc biệt đối với ngành giáo dục vì Quốc hội đã ấn nút thông qua Luật Nhà giáo. Đây là một sự kiện rất quan trọng đối với ngành giáo dục.

Giữ niềm tin cho gạo Việt

Giữ niềm tin cho gạo Việt

Việc ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc, tăng cường giám sát thị trường và xử lý nghiêm hành vi làm giả, làm nhái là nền tảng để khẳng định giá trị thực và bảo vệ uy tín gạo Việt trên cả thị trường trong nước lẫn quốc tế.

Cái nào đáng sợ hơn?

Cái nào đáng sợ hơn?

Hà Nội và TP.HCM có hơn 14 triệu xe máy, nếu kiểm định khí thải từ 1.7.2027 thì không thể đủ cơ sở thực hiện, có thể dẫn tới 'vỡ trận'. Nhưng lùi thời gian kiểm định thì ô nhiễm không khí sẽ càng thêm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và thiệt hại về kinh tế. Vậy cái nào 'đáng sợ' hơn?

Hút chất xám vào khu vực công

Hút chất xám vào khu vực công

Đầu những năm 1990, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa phát triển kinh tế, đã có ý kiến của các Việt kiều kiến nghị Chính phủ cần có chính sách sử dụng các chuyên gia giỏi người Việt ở nước ngoài bổ trợ cho phát triển kinh tế đất nước.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

Không để sai phạm 'chìm xuồng'

Không để sai phạm 'chìm xuồng'

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản yêu cầu các sở, ngành và UBND TP.Biên Hòa khẩn trương xử lý 4 vụ việc theo Kết luận số 556 ngày 29.5.2025 của Tỉnh ủy. Trong đó, 3 vụ đã từng được Báo Thanh Niên phản ánh từ nhiều năm trước, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Thế giới hiện có 119 trung tâm tài chính quốc tế, song chỉ có khoảng 20 trung tâm thành công, hiệu quả. 'Sinh sau đẻ muộn', làm sao để trung tâm tài chính tại VN cạnh tranh được với các trung tâm rất lớn của khu vực như Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai, Singapore…?

null