'Cởi trói' toàn diện khu vực kinh tế tư nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việc Chính phủ sớm trình Quốc hội các cơ chế, chính sách đặc biệt dành cho kinh tế tư nhân thể hiện tinh thần đổi mới, khẩn trương và trách nhiệm

Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân là một bước tiến mang tính lịch sử, phản ánh sự chuyển biến căn bản trong nhận thức về vai trò, vị trí và đóng góp của khu vực tư nhân trong nền kinh tế quốc gia.

Việc Chính phủ sớm trình Quốc hội các cơ chế, chính sách đặc biệt dành cho kinh tế tư nhân thể hiện tinh thần đổi mới, khẩn trương và trách nhiệm.

Tinh thần Nghị quyết 68 đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách cần thay đổi cách tiếp cận, đó là tập trung trước hết vào việc xây dựng những cơ chế thúc đẩy phát triển cho kinh tế tư nhân, rồi bàn tiếp đến việc kiểm soát các rủi ro và hạn chế tiêu cực phát sinh trong quá trình thực thi.

Điều này không có nghĩa là bỏ qua việc quản lý rủi ro, nhưng thay vì đặt chúng ở trung tâm thảo luận ngay từ đầu, chúng ta cần dành ưu tiên cho việc khơi thông các động lực phát triển như tinh thần mà Nghị quyết 68 đã đặt ra. Cần cấp bách tháo gỡ toàn diện những điểm nghẽn về chính sách. Trước hết, phải giải quyết triệt để những bất cập liên quan đến đất đai.

Hiện nay, tình trạng doanh nghiệp (DN) tư nhân gặp vô vàn khó khăn, phải chờ đợi, chạy lòng vòng vì thủ tục vẫn đang rất phức tạp, rườm rà và thiếu minh bạch. Do vậy, cần xây dựng các quy định sao cho thật rõ ràng, cụ thể về cấp đất, thuê đất; rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, công khai toàn bộ thông tin về quỹ đất để ngăn chặn tận gốc sự tùy tiện, quan liêu và tiêu cực trong quản lý đất đai.

Chính sách tài chính và tín dụng cần được thay đổi theo hướng nhà nước đóng vai trò tích cực và chủ động hơn trong việc hỗ trợ DN tư nhân tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi. Thay vì để DN, nhất là DN nhỏ và vừa, phải tự loay hoay trước các điều kiện vay vốn khắt khe của thị trường, nhà nước cần xây dựng các cơ chế, định chế hỗ trợ, bảo lãnh tín dụng hiệu quả và thực chất, giúp DN tiếp cận vốn dễ dàng hơn.

Việc hỗ trợ công nghệ và đào tạo nhân lực cho kinh tế tư nhân cũng cần được xây dựng theo hướng sát với thực tiễn hoạt động của DN. Ngoài ra, việc thể chế hóa Nghị quyết 68 cũng cần đặt trọng tâm vào hoàn thiện thể chế bảo hộ quyền tài sản hợp pháp của DN, cá nhân và bảo đảm thực thi các hợp đồng kinh tế, dân sự.

Một vấn đề đặc biệt quan trọng khác được Nghị quyết 68 nhấn mạnh là phải sớm thể chế hóa quan điểm không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự. Cần nhanh chóng cụ thể hóa nguyên tắc pháp lý theo hướng lấy phòng ngừa, khắc phục hậu quả là chính, chỉ xử lý hình sự khi có đầy đủ bằng chứng rõ ràng về hành vi phạm tội, không để xảy ra tình trạng lợi dụng các biện pháp hình sự làm công cụ can thiệp hành chính hoặc tạo sức ép đối với DN…

Cuối cùng, việc cải thiện chất lượng hoạt động thanh tra, kiểm tra DN là đòi hỏi không thể trì hoãn. Thanh tra, kiểm tra nên là công cụ giúp DN hoạt động hiệu quả và minh bạch hơn, thay vì tạo gánh nặng. Việc cụ thể hóa nhanh chóng và "cởi trói" toàn diện khu vực kinh tế tư nhân không chỉ là yêu cầu thực tiễn mà còn là đòi hỏi cấp thiết để Việt Nam thực sự tận dụng tốt các cơ hội phát triển trong thời kỳ mới.

Theo NLĐO

Có thể bạn quan tâm

Diện mạo hành chính mới tạo động lực để đất nước phát triển

Diện mạo hành chính mới tạo động lực để đất nước phát triển

(GLO)- Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, chỉ còn vài ngày nữa, đất nước ta chính thức bước vào cuộc chuyển mình vĩ đại nhất kể từ ngày thống nhất non sông. Sự thay đổi về mô hình chính quyền địa phương lần này sẽ đem lại diện mạo hành chính mới, tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả.

Vì một nền thương mại sạch

Vì một nền thương mại sạch

Lực lượng chức năng triệt phá các đường dây buôn lậu, kinh doanh hàng gian hàng giả với quy mô lớn; hàng loạt vụ vứt bỏ hàng hóa nghi hàng gian, hàng giả; nhiều người nổi tiếng, có ảnh hưởng trên mạng xã hội sa lưới luật pháp vì trốn thuế, kinh doanh hàng kém chất lượng…

Học kỹ, thi thật!

Học kỹ, thi thật!

Việc chuyển giao toàn bộ quy trình sát hạch, cấp, đổi bằng lái xe từ Bộ GTVT sang Bộ Công an, cụ thể là giao cho lực lượng CSGT đảm nhận, đánh dấu một bước ngoặt trong công tác quản lý người điều khiển phương tiện giao thông tại VN.

Nhìn mình đi

Nhìn mình đi

"Nếu như nói một ngày nào đó trong trường học không còn bạo lực, thì tôi có thể nói được, đó là ngày mà người lớn không còn đánh nhau nữa. Ngày đó, trẻ con sẽ nhìn nhau bằng ánh mắt yêu thương thuần túy mà thôi".

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/6/2025 quy định: hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm, hoạt động trong các lĩnh vực tiêu dùng trực tiếp như quán ăn, khách sạn, bán lẻ, vận tải... bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, kết nối trực tiếp với cơ quan thuế.

Phòng ngừa rủi ro UAV

Phòng ngừa rủi ro UAV

Trong chuyến đi đến thủ đô Washington D.C của Mỹ vào cuối năm 2024, người viết từng có ý định mang theo một chiếc flycam (máy bay không người lái - UAV - chuyên chụp hình, quay phim) loại nhỏ để phục vụ công việc.

Hướng đến mục tiêu kép

Hướng đến mục tiêu kép

Tin tưởng, nhưng không ít trăn trở, âu lo là thông điệp được gửi gắm trong phát biểu của nhiều đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận về phát triển kinh tế-xã hội vào hôm qua 17-6.

null