Tránh 'vết xe đổ' khi xử lý trụ sở dôi dư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trụ sở dôi dư là một vấn đề được dư luận rất quan tâm trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính hiện nay. Xử lý trụ sở dôi dư làm sao để tránh thất thoát, lãng phí, để những tài sản công này không rơi vào cảnh “cha chung không ai khóc”, là một yêu cầu bức thiết.

Trụ sở cơ quan Nhà nước mới được xây dựng tại Khu công nghiệp Biên Hòa 1, tỉnh Đồng Nai, phục vụ việc hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước. Ảnh: Công Phong/TTXVN
Trụ sở cơ quan Nhà nước mới được xây dựng tại Khu công nghiệp Biên Hòa 1, tỉnh Đồng Nai, phục vụ việc hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước. Ảnh: Công Phong/TTXVN

Theo số liệu tổng hợp của Bộ Nội vụ, tổng số trụ sở công cấp tỉnh của 52 tỉnh, thành phố thực hiện sắp xếp là 38.182 trụ sở. Số lượng trụ sở công dự kiến tiếp tục sử dụng là 33.956 trụ sở. Số lượng trụ sở công dự kiến dôi dư là 4.226 trụ sở. Như vậy, nếu tính bình quân thì mỗi tỉnh, thành sẽ dôi dư hơn 80 trụ sở công cấp tỉnh. Đây là một con số không hề nhỏ, mà nếu không được quản lý và sử dụng hợp lý sẽ gây lãng phí lớn tài sản công. Đó là chưa tính đến số lượng trụ sở dôi dư ở cấp huyện, cấp xã sau sắp xếp, sáp nhập. Nhiều trụ sở còn nằm ở vị trí đắc địa, thậm chí là trên “đất vàng” của các địa phương.

Hướng dẫn của Bộ Tài chính về xử lý tài sản công trong sắp xếp đơn vị hành chính nhấn mạnh, trụ sở làm việc và cơ sở sự nghiệp là nhóm tài sản công quan trọng nhất khi thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính. Do đó, Bộ Tài chính chỉ đạo ưu tiên bố trí các trụ sở này cho đơn vị hành chính cấp cơ sở nơi có tài sản hoặc cho các cơ quan có nhu cầu thực tế. Ngoài ra, các trụ sở có thể được sử dụng chung bởi nhiều cơ quan theo mô hình liên thông, tiết kiệm chi phí vận hành. Trụ sở dư thừa phải được xử lý linh hoạt. Thực hiện hoán đổi (điều chuyển) trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh, huyện, xã và cơ quan trung ương trên địa bàn có trụ sở dôi dư, thừa, thiếu diện tích so với tiêu chuẩn, định mức để bảo đảm tận dụng tối đa cơ sở vật chất sẵn có. Có thể chuyển đổi công năng sang các mục đích công như y tế, giáo dục, văn hóa hoặc giao cho tổ chức phát triển quỹ đất quản lý, khai thác lâu dài.

Trụ sở cũ Tòa án nhân dân thành phố Đông Hà ở đường Điện Biên Phủ, phường Đông Lương, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) bị bỏ hoang. Ảnh (chụp tháng 12/2024): Nguyên Lý/TTXVN
Trụ sở cũ Tòa án nhân dân thành phố Đông Hà ở đường Điện Biên Phủ, phường Đông Lương, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) bị bỏ hoang. Ảnh (chụp tháng 12/2024): Nguyên Lý/TTXVN

Về vấn đề này, tại hội nghị tiếp xúc cử tri Hà Nội trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đã có chỉ đạo định hướng bố trí sử dụng trụ sở dôi dư cho ba lĩnh vực còn khó khăn về cơ sở hạ tầng. Thứ nhất là trường học, bởi hiện nay như ở Hà Nội, nhiều phường đang rất thiếu trường học. Thứ hai, có thể sử dụng làm cơ sở khám, chữa bệnh, trạm y tế phường. Thứ ba, có thể bố trí trụ sở, cơ quan dôi dư thành nơi hoạt động văn hóa, thể dục thể thao cho nhân dân. “Nếu làm tốt được như thế thì không có chỗ nào lãng phí cả… Chứ chỗ này, chỗ kia bán hết rồi, đấu thầu hết rồi thì không có chỗ phục vụ nhân dân”, Tổng Bí thư nói.

Như vậy, có thể hiểu, sau khi ưu tiên bố trí trụ sở làm việc cho các cơ quan có nhu cầu thực tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận hành bộ máy đơn vị hành chính mới sau sắp xếp, thì tiếp theo đó, trụ sở dôi dư sẽ được xem xét chuyển đổi công năng cho giáo dục, y tế và văn hóa. Đúng như Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu, trong bối cảnh cơ sở hạ tầng cho giáo dục và y tế nhiều nơi còn thiếu trầm trọng, các thiết chế văn hóa, thể thao cũng ngày càng bị thu hẹp theo tốc độ đô thị hóa, đây là một cơ hội rất tốt, không thể bỏ lỡ để người dân được thụ hưởng. Cần quyết tâm, quyết liệt và làm một cách minh bạch vì mục đích phục vụ nhân dân.

Mới đây thôi, khi đề cập đến chủ trương triển khai dạy học 2 buổi/ngày từ năm học 2025 - 2026, nhiều địa phương đã “than” về tình trạng thiếu trường, thiếu lớp, cũng như đội ngũ giáo viên. Thực tế là ở nhiều nơi, nhất là tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, tình trạng cơ sở vật chất cho giáo dục tỷ lệ nghịch với sĩ số học sinh luôn là câu chuyện “muôn thuở”. Cuộc cạnh tranh vào các trường công luôn vô cùng khốc liệt, gây áp lực lớn cho học sinh và phụ huynh. Bây giờ, nếu một số trụ sở công dôi dư được chuyển đổi công năng để hỗ trợ phần nào cho ngành giáo dục thì tin chắc rằng đó là chủ trương rất hợp lòng dân.

Trên phố Tô Hiệu (quận Hà Đông, Hà Nội) hiện có 3 cơ sở nhà, đất do cơ quan Nhà nước quản lý bị bỏ hoang. Ảnh: Quang Phong/Báo Tin tức và Dân tộc
Trên phố Tô Hiệu (quận Hà Đông, Hà Nội) hiện có 3 cơ sở nhà, đất do cơ quan Nhà nước quản lý bị bỏ hoang. Ảnh: Quang Phong/Báo Tin tức và Dân tộc

Vấn đề hiện nay là cần phải giao trách nhiệm một cách cụ thể, minh bạch cho địa phương, đơn vị quản lý kiểm kê, phân loại và lập danh sách trụ sở dôi dư sau sắp xếp, từ đó xây dựng phương án phân bổ, chuyển đổi công năng phù hợp, để chủ trương nhân văn này có thể sớm trở thành hiện thực.

Bên cạnh đó, có lẽ cũng cần đặt ra một lộ trình nhất định để xử lý dứt điểm trụ sở dôi dư, tránh tình trạng nhiều trụ sở bị bỏ hoang nhiều năm trong tình trạng “cửa đóng then cài”, xuống cấp vô cùng lãng phí, mất mỹ quan đô thị và gây nhiều bức xúc cho nhân dân… như từng xảy ra ở quận Hà Đông sau khi tỉnh Hà Tây sáp nhập với Hà Nội, cũng như ở nhiều địa phương khác trên cả nước. Sau sắp xếp, số lượng cán bộ, công chức, viên chức được “khoanh” thời hạn 5 năm để cơ bản được bố trí theo đúng quy định, bảo đảm yêu cầu tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Vậy thì với trụ sở dôi dư cũng tương tự, cần thiết có những mốc thời gian để hoàn thành bố trí sử dụng, chuyển đổi công năng hoặc nếu không dùng đến thì thu hồi, sung quỹ đất… Vì nếu “dây dưa” sẽ dễ dẫn đến thất thoát, lãng phí, nơi thừa vẫn thừa mà nơi thiếu vẫn thiếu, đồng nghĩa với việc “đóng băng” một nguồn lực lớn cho nhu cầu cấp thiết phát triển đất nước hiện nay.

Theo Trung Sơn (TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Phòng ngừa rủi ro UAV

Phòng ngừa rủi ro UAV

Trong chuyến đi đến thủ đô Washington D.C của Mỹ vào cuối năm 2024, người viết từng có ý định mang theo một chiếc flycam (máy bay không người lái - UAV - chuyên chụp hình, quay phim) loại nhỏ để phục vụ công việc.

Hướng đến mục tiêu kép

Hướng đến mục tiêu kép

Tin tưởng, nhưng không ít trăn trở, âu lo là thông điệp được gửi gắm trong phát biểu của nhiều đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận về phát triển kinh tế-xã hội vào hôm qua 17-6.

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Cơ hội đột phá của ngành giáo dục

Cơ hội đột phá của ngành giáo dục

Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, ngày 16-6-2025 là một ngày rất đặc biệt đối với ngành giáo dục vì Quốc hội đã ấn nút thông qua Luật Nhà giáo. Đây là một sự kiện rất quan trọng đối với ngành giáo dục.

Giữ niềm tin cho gạo Việt

Giữ niềm tin cho gạo Việt

Việc ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc, tăng cường giám sát thị trường và xử lý nghiêm hành vi làm giả, làm nhái là nền tảng để khẳng định giá trị thực và bảo vệ uy tín gạo Việt trên cả thị trường trong nước lẫn quốc tế.

Cái nào đáng sợ hơn?

Cái nào đáng sợ hơn?

Hà Nội và TP.HCM có hơn 14 triệu xe máy, nếu kiểm định khí thải từ 1.7.2027 thì không thể đủ cơ sở thực hiện, có thể dẫn tới 'vỡ trận'. Nhưng lùi thời gian kiểm định thì ô nhiễm không khí sẽ càng thêm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và thiệt hại về kinh tế. Vậy cái nào 'đáng sợ' hơn?

Hút chất xám vào khu vực công

Hút chất xám vào khu vực công

Đầu những năm 1990, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa phát triển kinh tế, đã có ý kiến của các Việt kiều kiến nghị Chính phủ cần có chính sách sử dụng các chuyên gia giỏi người Việt ở nước ngoài bổ trợ cho phát triển kinh tế đất nước.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

Không để sai phạm 'chìm xuồng'

Không để sai phạm 'chìm xuồng'

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản yêu cầu các sở, ngành và UBND TP.Biên Hòa khẩn trương xử lý 4 vụ việc theo Kết luận số 556 ngày 29.5.2025 của Tỉnh ủy. Trong đó, 3 vụ đã từng được Báo Thanh Niên phản ánh từ nhiều năm trước, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Thế giới hiện có 119 trung tâm tài chính quốc tế, song chỉ có khoảng 20 trung tâm thành công, hiệu quả. 'Sinh sau đẻ muộn', làm sao để trung tâm tài chính tại VN cạnh tranh được với các trung tâm rất lớn của khu vực như Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai, Singapore…?

null