Hướng đi mới hội nhập quốc tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, việc hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp, trở nên cấp thiết nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao khi VN bước vào kỷ nguyên phát triển mới.

Một bước đột phá quan trọng là đề xuất chuyển đổi mô hình trường trung cấp hiện tại sang trường trung học (TH) nghề như dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục mà Bộ GD-ĐT đưa ra lấy ý kiến đóng góp. Theo mô hình này, bằng tốt nghiệp TH nghề không chỉ tương đương bằng tốt nghiệp THPT mà còn phù hợp với các bậc trong bảng phân loại giáo dục quốc tế.

Bảng phân loại giáo dục quốc tế (ISCED) như sau: level 1: tiểu học, level 2: THCS/sơ học nghề, level 3: THPT/TH nghề, level 4: sau TH, level 5: CĐ, level 6 - 8: ĐH đến tiến sĩ.

Còn khung trình độ quốc gia của VN (ban hành theo Quyết định 1982/QĐ-TTg ngày 18.10.2016) gồm 8 bậc: bậc 1: sơ cấp I, bậc 2: sơ cấp II, bậc 3: sơ cấp III, bậc 4: trung cấp, bậc 5: CĐ, bậc 6 - 8: ĐH đến tiến sĩ.

Đối chiếu cho thấy, bậc 3 và bậc 4 của VN không tương thích với phân loại quốc tế. Điều này gây khó khăn trong việc công nhận bằng cấp, chuyển đổi lao động và học tập giữa các quốc gia.

Thực tế, người lao động hiện đại thường phải chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao trình độ để thích ứng với sự phát triển của công nghệ và trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, bằng trung cấp của VN hiện nay có tay nghề thấp, học vấn chưa đáp ứng yêu cầu liên thông, gây khó khăn trong tìm kiếm việc làm, nâng cao trình độ và thu nhập, dẫn đến học sinh (HS) và phụ huynh không mặn mà với học nghề, dù xã hội đang rất cần lao động có tay nghề cao.

Từ những bất cập trên, việc hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân, đặc biệt khi giáo dục nghề nghiệp đã được chuyển về Bộ GD-ĐT quản lý, là nhu cầu cấp bách. Trong đó, bỏ mô hình trường trung cấp nghề độc lập, thay bằng trường TH nghề là hợp lý và cấp thiết.

TH nghề là mô hình tích hợp, kết hợp đào tạo nghề chất lượng cao với giảng dạy văn hóa phổ thông, đã được áp dụng thành công tại Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc. Ở đó, HS được học văn hóa kết hợp với nghề, giúp hình thành nền tảng để chuyển đổi nghề và nâng cao trình độ.

Quan trọng hơn, nếu bằng TH nghề được xây dựng theo khung trình độ quốc gia, khung tham chiếu ASEAN và đối chiếu bảng phân loại ISCED 2011, sẽ có giá trị quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho du học, làm việc tại nước ngoài hoặc được các doanh nghiệp FDI trong nước đánh giá cao.

Trường TH nghề cần được đầu tư bài bản, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp, tăng cường thực hành và cập nhật công nghệ mới. HS được tiếp cận nghề nghiệp từ sớm (15 - 16 tuổi), làm quen với môi trường làm việc thực tế, rèn luyện tư duy, kỷ luật lao động và ý thức nghề nghiệp. Đây là nền tảng để hình thành lực lượng lao động "có kỹ năng - có bằng cấp - có cơ hội vươn xa".

Trong bối cảnh VN đang đón làn sóng chuyển dịch đầu tư, cần nguồn nhân lực chất lượng cao, mô hình TH nghề giúp rút ngắn thời gian đào tạo, giảm chi phí xã hội nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đầu ra. Đồng thời, giải pháp này góp phần giảm áp lực thi cử, phân luồng HS hiệu quả hơn và mở ra hướng đi riêng cho những em không theo học ĐH truyền thống.

Để mô hình TH nghề phát huy hiệu quả, nhà nước cần có chính sách đồng bộ, từ xây dựng, ban hành các luật liên quan, khung chương trình thống nhất, hỗ trợ chuyển đổi cơ sở đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất cho đến ban hành chính sách học bổng, hỗ trợ tài chính cho người học. Quan trọng hơn, cần có chiến dịch truyền thông rộng rãi để thay đổi nhận thức xã hội, giúp phụ huynh và HS hiểu rằng học nghề sớm, học nghề chất lượng là một lựa chọn đáng giá và có tương lai.

Việc thay đổi mô hình TH nghề và xem là một cấp học trong giáo dục nghề nghiệp không chỉ là một bước điều chỉnh kỹ thuật, mà là một chiến lược nhân lực mang tầm quốc gia, tạo điều kiện để bằng cấp VN được quốc tế công nhận, đồng thời nâng cao vị thế lao động VN, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia.

Theo Hồ Sỹ Anh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bịt lỗ hổng dữ liệu cá nhân

Bịt lỗ hổng dữ liệu cá nhân

'Người dân đang rất bức xúc với cuộc gọi rác. Tại sao các đối tượng lừa đảo vi phạm pháp luật biết rõ số điện thoại, đọc rõ chúng ta chưa nộp tiền điện, số hợp đồng điện, đọc rõ cả số căn cước công dân. Bài toán là lộ lọt từ đâu?'.

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ đang diễn ra với tốc độ mạnh mẽ, mở ra thời cơ và cũng đặt ra thách thức. Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đáp ứng yêu cầu cấp bách.

Thuốc giả, trách nhiệm thật

Thuốc giả, trách nhiệm thật

'Thuốc giả ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân', Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên bày tỏ lo ngại, trong khi các quy định để an toàn cho điều trị, trong ngăn chặn thuốc giả vẫn chỉ triển khai rất hạn chế.

Tù mù thu chi ở các chung cư

Tù mù thu chi ở các chung cư

Chuyện mập mờ thu - chi ở các chung cư phổ biến lâu nay, nhưng chỉ đến khi Chi cục Thuế H.Bình Chánh (TP.HCM) ban hành quyết định xử phạt Ban quản trị chung cư Conic Đông Nam Á số tiền gần 120 tỉ đồng, nhiều người mới 'ngã ngửa'.

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.