Giải ngân 100% đầu tư công, tại sao không?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

'Có tiền mà không tiêu được' là nghịch lý trong giải ngân đầu tư công tồn tại suốt bao năm qua. Bài toán hóc búa này mới nhận được mệnh lệnh quyết liệt từ Thủ tướng Chính phủ, đó là giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm nay.

giai-ngan-dau-tu-cong.jpg

Giải ngân đầu tư công chậm trễ có thể nói là căn bệnh nghịch lý nhưng kinh niên của nền kinh tế. Nghịch lý bởi một mặt ngân sách không đủ vốn để thực hiện nhiều dự án trọng điểm, một mặt là vốn được bố trí nằm sẵn đó nhưng lại không giải ngân được. Càng nghịch lý hơn khi đầu tư công, vốn đóng vai trò dẫn dắt và là động lực tăng trưởng, lại luôn ì ạch, chậm trễ, gây tác động dây chuyền đến huy động các nguồn lực đầu tư trong xã hội. Một nghịch lý không thể không nhắc tới là giữa ý chí, quyết tâm và thực hiện luôn tồn tại khoảng trống lớn. Bốn tháng đầu năm nay, năm bản lề để kinh tế VN chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới, cũng không ngoại lệ khi giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 15,56% kế hoạch Thủ tướng giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2024 là 16,64%.

Trong khi đó, chúng ta đều biết đầu tư công đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế cũng như là "vốn mồi" để kích hoạt, huy động và dẫn dắt các nguồn lực đầu tư toàn xã hội. Nhìn từ tổng cầu, đầu tư công đang chiếm khoảng 30% cơ cấu GDP và sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính trong năm nay. Đặt trong tổng thể đó, giải ngân đầu tư công chậm đồng nghĩa với nhiều công trình, dự án trọng điểm quốc gia sẽ bị chậm tiến độ, mục tiêu tăng trưởng 8% của năm 2025 và 2 con số những năm sau sẽ bị ảnh hưởng. Đó là lý do Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu quyết liệt giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm nay.

Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có thực hiện được nhiệm vụ này không? Câu trả lời là có, hoàn toàn có thể. Bởi song song với yêu cầu giải ngân 100% vốn công, Thủ tướng cũng đặt ra nhiều giải pháp cụ thể đến từng dự án chậm, từng địa phương chậm, phân tích mổ xẻ từng nguyên nhân dẫn đến chậm trễ để tháo gỡ. Thời gian qua, đích thân người đứng đầu Chính phủ liên tục thị sát, động viên cán bộ, công nhân viên ở nhiều dự án trọng điểm, có dự án Thủ tướng thăm tới 5 - 7 lần. Nhờ thế, chúng ta đã biến những điều tưởng chừng không thể thành có thể. Đơn cử, dự án đường dây 500 kV mạch 3 vốn đầu tư gần 1 tỉ USD, kéo điện ra miền Bắc, khánh thành nửa cuối năm 2024. Còn nhớ khi ấy, miền Bắc xảy ra thiếu điện cục bộ, ảnh hưởng tới đời sống người dân và thu hút đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh đó, Thủ tướng yêu cầu phải gấp rút hoàn tất dự án trong 6 tháng. Đó là thời gian "không tưởng" bởi thông thường, chúng ta phải thực hiện trong vài năm. Thế nên, ngay những người nhận nhiệm vụ cũng lo lắng và thực tế, nhiều thời điểm tưởng chừng như không thể vượt qua. Trong quá trình triển khai, Thủ tướng có 10 lần chủ trì các cuộc họp, đến trực tiếp công trường kiểm tra, đôn đốc, đề nghị ngành điện thi công với tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi", "vượt nắng, thắng mưa", làm việc "3 ca, 4 kíp, liên tục 24/7"... Và kỳ tích đã xảy ra. Dự án đã về đích đúng tiến độ với rất nhiều kỷ lục. Quan trọng hơn, dự án đã góp phần tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với các cam kết của Chính phủ.

Thời điểm hiện nay còn quan trọng hơn, mục tiêu còn lớn lao hơn, chúng ta đang chuẩn bị "hành trang" cho mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045. Đảng và Nhà nước cũng vừa triển khai "Bộ tứ trụ cột" là các nghị quyết đột phá để đưa đất nước cất cánh trong thời gian tới. Giải ngân 100% vốn đầu tư công cũng để góp phần vào mục tiêu đó, không có lý do gì không thực hiện được.

Theo Nguyên Minh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Phòng ngừa rủi ro UAV

Phòng ngừa rủi ro UAV

Trong chuyến đi đến thủ đô Washington D.C của Mỹ vào cuối năm 2024, người viết từng có ý định mang theo một chiếc flycam (máy bay không người lái - UAV - chuyên chụp hình, quay phim) loại nhỏ để phục vụ công việc.

Hướng đến mục tiêu kép

Hướng đến mục tiêu kép

Tin tưởng, nhưng không ít trăn trở, âu lo là thông điệp được gửi gắm trong phát biểu của nhiều đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận về phát triển kinh tế-xã hội vào hôm qua 17-6.

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Cơ hội đột phá của ngành giáo dục

Cơ hội đột phá của ngành giáo dục

Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, ngày 16-6-2025 là một ngày rất đặc biệt đối với ngành giáo dục vì Quốc hội đã ấn nút thông qua Luật Nhà giáo. Đây là một sự kiện rất quan trọng đối với ngành giáo dục.

Cái nào đáng sợ hơn?

Cái nào đáng sợ hơn?

Hà Nội và TP.HCM có hơn 14 triệu xe máy, nếu kiểm định khí thải từ 1.7.2027 thì không thể đủ cơ sở thực hiện, có thể dẫn tới 'vỡ trận'. Nhưng lùi thời gian kiểm định thì ô nhiễm không khí sẽ càng thêm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và thiệt hại về kinh tế. Vậy cái nào 'đáng sợ' hơn?

Hút chất xám vào khu vực công

Hút chất xám vào khu vực công

Đầu những năm 1990, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa phát triển kinh tế, đã có ý kiến của các Việt kiều kiến nghị Chính phủ cần có chính sách sử dụng các chuyên gia giỏi người Việt ở nước ngoài bổ trợ cho phát triển kinh tế đất nước.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Thế giới hiện có 119 trung tâm tài chính quốc tế, song chỉ có khoảng 20 trung tâm thành công, hiệu quả. 'Sinh sau đẻ muộn', làm sao để trung tâm tài chính tại VN cạnh tranh được với các trung tâm rất lớn của khu vực như Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai, Singapore…?

Sau những cánh cửa đóng kín

Sau những cánh cửa đóng kín

Giữa năm, không phải dịp lễ, Tết, nhưng hàng nghìn ki-ốt, cửa hàng từ bắc chí nam đồng loạt đóng cửa, nghỉ bán. Phía sau những cánh cửa đóng kín, im lìm ấy là sự chối bỏ lạnh lùng trước những nỗ lực làm minh bạch nguồn gốc hàng hóa đưa vào thị trường.

null