Bịt lỗ thủng lãng phí

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những công trình tiền tỉ phủ bụi. Những bệnh viện xây dở dang rồi bỏ hoang. Những ngôi trường xây xong nhưng không có học sinh...

images.jpg

Chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn trên con đường đạt được mục tiêu tăng trưởng hai con số trong những năm tới nếu ngân sách tiếp tục bị thất thoát qua những lỗ thủng vô hình, mang tên "lãng phí".

Trong buổi làm việc ngày 22.5 vừa qua với Ban Nội chính T.Ư, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: "Phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách, ưu tiên, phải làm ngay". Một chỉ đạo sắc như lời cảnh báo, rằng lãng phí không chỉ là "đốt tiền", quản lý kém mà đã trở thành câu chuyện về sinh mệnh quốc gia.

Theo thống kê, hiện có hơn 1.500 dự án tồn đọng trên khắp cả nước, trong đó có những công trình đầu tư hàng nghìn tỉ đồng bị bỏ hoang như xác không hồn. Gần 20.000 nhà, đất, tài sản công đang lãng phí, kém hiệu quả. "Một hệ sinh thái thất thoát", nơi mỗi mảnh đất hoang, mỗi tầng nhà bỏ trống chính là một lời chất vấn nhức nhối dành cho bộ máy công quyền. Những con số không biết nói dối!

Với loạt bài Chống lãng phí - Chống "giặc nội xâm", Báo Thanh Niên gần đây đã phản ánh một thực trạng đau lòng: từ miền núi đến các đô thị trên khắp cả nước, hàng loạt dự án đầu tư công treo lửng lơ như giấc mơ giữa chừng. Bệnh viện, trường học, công sở "đắp chiếu" trong khi đất nước vẫn phải lo từng suất học phí cho trẻ em nghèo, từng thẻ bảo hiểm y tế cho người yếu thế.

Tổng Bí thư đã yêu cầu không chỉ thanh tra, điều tra, xử lý các vụ việc tồn đọng, mà còn phải giám sát, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản công sau sắp xếp bộ máy để phòng ngừa từ sớm, từ xa mọi lỗ hổng trách nhiệm.

Thật vậy, muốn chống lãng phí hiệu quả, không thể chỉ xử lý từng dự án, mà phải truy đến tư duy nhiệm kỳ, đến cách làm chính sách thiếu tầm nhìn dài hạn. Phải dám cắt không thương xót những công trình sai quy hoạch, không hiệu quả. Và càng phải dũng cảm truy trách nhiệm người ký, người duyệt, người buông lỏng.

Bởi đằng sau những công trình lãng phí không chỉ là bê tông, sắt thép mà là quyết định của một ai đó có quyền nhưng thiếu tầm, có chức nhưng thiếu trách nhiệm; thậm chí là sự trục lợi, đục khoét của những cán bộ đã thoái hóa, biến chất.

Ngăn lãng phí từ gốc phải bắt đầu từ những người nắm quyền phân bổ nguồn lực. Không thể để tồn tại tư duy "duyệt cho xong", "làm cho có", "bổ nhiệm vì quen biết". Một cán bộ ký sai, cả ngân sách "chảy máu". Một sự nhân nhượng sai để lại hậu họa hàng chục năm. Không thể chăm lo cho dân bằng một ngân sách bị rò rỉ mỗi ngày. Không thể xóa đói cho vùng cao bằng công trình treo "trơ gan cùng tuế nguyệt".

Chống lãng phí không còn là khẩu hiệu đạo đức, mà là mệnh lệnh, là một trong những bài toán trọng yếu của quốc gia, vốn đang vươn mình bước vào kỷ nguyên mới.

Theo Anh Vũ (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tránh 'vết xe đổ' khi xử lý trụ sở dôi dư

Tránh 'vết xe đổ' khi xử lý trụ sở dôi dư

Trụ sở dôi dư là một vấn đề được dư luận rất quan tâm trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính hiện nay. Xử lý trụ sở dôi dư làm sao để tránh thất thoát, lãng phí, để những tài sản công này không rơi vào cảnh “cha chung không ai khóc”, là một yêu cầu bức thiết.

Bán hình ảnh là quyền nhưng bán niềm tin là tội

Bán hình ảnh là quyền nhưng bán niềm tin là tội

(GLO)-Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên vừa bị bắt. Trước đó, 2 cái tên đình đám là Hằng Du Mục và Quang Linh Vlog cũng lần lượt bị khởi tố, tạm giam. 3 con người từng được xem là hình mẫu “truyền cảm hứng”, giờ đứng chung trong một vụ án liên quan đến sản xuất, phân phối, quảng bá sản phẩm sai sự thật.

Đồng hành để vươn xa

Đồng hành để vươn xa

Trong bối cảnh cả nước và TPHCM đang phải ứng phó với nhiều thử thách, nỗ lực vượt khó, đòi hỏi phải có sự đồng hành, hợp tác chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền và người dân thành phố.

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Bịt lỗ hổng dữ liệu cá nhân

Bịt lỗ hổng dữ liệu cá nhân

'Người dân đang rất bức xúc với cuộc gọi rác. Tại sao các đối tượng lừa đảo vi phạm pháp luật biết rõ số điện thoại, đọc rõ chúng ta chưa nộp tiền điện, số hợp đồng điện, đọc rõ cả số căn cước công dân. Bài toán là lộ lọt từ đâu?'.

Thuốc giả, trách nhiệm thật

Thuốc giả, trách nhiệm thật

'Thuốc giả ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân', Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên bày tỏ lo ngại, trong khi các quy định để an toàn cho điều trị, trong ngăn chặn thuốc giả vẫn chỉ triển khai rất hạn chế.

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

Dự án Luật Khoa học, Công nghệ (KH-CN) và Đổi mới sáng tạo vừa được Chính phủ trình Quốc hội vào ngày 6-5 là bước tiến về mặt thể chế, đồng thời cho thấy một tầm nhìn mới: đặt niềm tin vào trí tuệ con người và khát vọng sáng tạo như một động lực cốt lõi trong phát triển đất nước.

Tù mù thu chi ở các chung cư

Tù mù thu chi ở các chung cư

Chuyện mập mờ thu - chi ở các chung cư phổ biến lâu nay, nhưng chỉ đến khi Chi cục Thuế H.Bình Chánh (TP.HCM) ban hành quyết định xử phạt Ban quản trị chung cư Conic Đông Nam Á số tiền gần 120 tỉ đồng, nhiều người mới 'ngã ngửa'.