Để trẻ em có một mùa hè bổ ích, an toàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Không chỉ là khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, kỳ nghỉ hè là lúc để các em học thêm nhiều điều mới lạ, hấp dẫn. Làm thế nào để khoảng thời gian nghỉ hè của các em trở nên ý nghĩa và an toàn lại là một câu hỏi không dễ trả lời.

Từ đầu tháng 5, khi học sinh rục rịch bước vào kỳ thi cuối học kỳ II cũng là lúc các trại hè được quảng cáo rầm rộ trên khắp website, mạng xã hội. Nắm bắt tâm lý, nhu cầu ngày càng cao của phụ huynh trong việc tìm kiếm các khóa học, trại kỹ năng trong dịp hè, nhiều đơn vị bắt tay khai thác, cung cấp dịch vụ với chương trình đa dạng, hấp dẫn. Nội dung chủ yếu của các khóa học này là rèn luyện khả năng sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh; học kỹ năng làm việc nhóm, rèn thói quen tự lập, tự chăm sóc bản thân. Một số khác thì tập trung sâu hơn về trang bị kỹ năng sinh tồn, rèn luyện thể lực…

22.jpg
Mùa hè là dịp để trẻ thỏa thích khám phá, trải nghiệm những kiến thức mới ngoài chương trình trong năm học. Ảnh: P.V

Ngoài ra, nhiều lớp học nhạc, vẽ, nhảy, múa, bơi… cũng rầm rộ chiêu sinh. Các trung tâm thiếu nhi cũng lên kế hoạch khai giảng những lớp kỹ năng cho thiếu nhi. Ở nhiều địa phương, Đoàn Thanh niên cũng lên kế hoạch, sẵn sàng tiếp nhận, tổ chức sinh hoạt hè cho thiếu nhi tại nơi cư trú với nhiều hoạt động đa dạng, hấp dẫn.

Tại Gia Lai, Thư viện tỉnh vừa phối hợp với Thành Đoàn Pleiku khai mạc chương trình “Trang sách mùa hè”. Theo đó, chương trình diễn ra thường xuyên vào mỗi sáng thứ bảy hàng tuần tại Thư viện tỉnh với nhiều hoạt động phong phú như: giới thiệu sách hay theo chủ đề, kể chuyện theo sách, khám phá kho sách của thư viện, thử làm tuyên truyền viên thu âm giới thiệu sách, các trò chơi có thưởng… Không chỉ tạo không gian vui chơi an toàn, chương trình này còn góp phần khơi dậy niềm đam mê đọc sách cho trẻ.

Ngoài ra, “Học kỳ quân đội” năm 2025 do Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh tổ chức cũng đã chiêu sinh từ cuối tháng 4. Năm nay, học kỳ có 2 lớp, kéo dài 5 ngày và 9 ngày, diễn ra tại Tiểu đoàn Bộ binh 50 (Trung đoàn Bộ binh 991, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh). Nhiều năm qua, chương trình rèn kỹ năng này đã trở thành lựa chọn tin cậy của phụ huynh bởi trẻ thực sự trưởng thành, tự lập, tự tin hơn sau mỗi khóa học.

Nhìn chung, nhờ tâm lý cởi mở của phụ huynh, mùa hè của học sinh đang dần trở nên ý nghĩa, bổ ích khi không còn phải vùi đầu vào học trước chương trình năm học mới, làm bài tập hè. Các em dần được “trả lại” mùa hè với đầy ắp niềm vui. Đặc biệt, việc đảm bảo an toàn cho học sinh trong suốt mùa hè được đặt lên hàng đầu. Tại Công điện số 61/CĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tạo điều kiện cho trẻ em, học sinh được vui chơi, được tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, rèn luyện thể chất, kỹ năng sống trong dịp hè. Đồng thời, tăng cường quản lý trẻ để không xảy ra tai nạn thương tích, đuối nước.

1b.jpg
Bơi lội là một trong những kỹ năng rất cần thiết nhằm bảo vệ trẻ tránh khỏi nguy hiểm. Ảnh: P.V

Theo thống kê, trung bình mỗi năm, nước ta có khoảng 2.000 trẻ tử vong do đuối nước. Vấn nạn này luôn rình rập, đe dọa tính mạng của trẻ mỗi dịp hè về khi nhu cầu vui chơi, khám phá của trẻ tăng cao; trong khi đó, phụ huynh vẫn phải đi làm nên rất khó quản lý chặt chẽ con em mình. Vì thế, việc trang bị cho các em kỹ năng bơi lội, xử lý tình huống khi gặp người đuối nước, sơ cứu đuối nước... là rất quan trọng. Ngoài sự chủ động từ phía phụ huynh thì rất cần những lớp dạy bơi miễn phí dành cho đối tượng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ vùng sâu, vùng xa.

Cùng với đó, trẻ cũng cần được trang bị những kỹ năng số cần thiết, đủ để tự bảo vệ mình trên không gian mạng. Theo các thống kê của cơ quan chức năng, Việt Nam có khoảng 24,7 triệu trẻ em (chiếm 24,5% dân số), trong đó, 2/3 các em có thể tiếp cận thiết bị kết nối internet để đáp ứng các nhu cầu hàng ngày như học tập, giải trí, kết bạn, chia sẻ thông tin…

Trong một dự án nghiên cứu của UNICEF năm 2022, khảo sát với 994 trẻ em Việt Nam 12-17 tuổi thì có tới 2% cho biết: Trong năm qua đã bị yêu cầu trò chuyện về tình dục khi bản thân không mong muốn; 1% bị yêu cầu chia sẻ hình ảnh, video khỏa thân; 8% nhận được những bình luận khiếm nhã; 5% nhận được những hình ảnh nhạy cảm không mong muốn. Ngoài ra, trẻ cũng gặp phải nhiều đề nghị cho tiền hoặc đổi quà để đổi lấy hình ảnh, video nhạy cảm hoặc thực hiện hành vi đe dọa, tống tình nhằm ép trẻ tham gia hoạt động tình dục.

Trước thực trạng đó, thay vì cấm đoán thì cha mẹ, thầy-cô giáo cần đồng hành nhiều hơn trong hành trình hướng dẫn trẻ sử dụng mạng internet, các thiết bị điện tử thông minh một cách an toàn. Nếu không có nhiều thời gian, những lớp học lập trình hay trang bị kỹ năng số cho trẻ cũng là một lựa chọn hữu hiệu mà phụ huynh có thể cân nhắc, giúp trẻ có không gian học hỏi hữu ích trong kỳ nghỉ hè.

Có thể bạn quan tâm

Phòng ngừa rủi ro UAV

Phòng ngừa rủi ro UAV

Trong chuyến đi đến thủ đô Washington D.C của Mỹ vào cuối năm 2024, người viết từng có ý định mang theo một chiếc flycam (máy bay không người lái - UAV - chuyên chụp hình, quay phim) loại nhỏ để phục vụ công việc.

Hướng đến mục tiêu kép

Hướng đến mục tiêu kép

Tin tưởng, nhưng không ít trăn trở, âu lo là thông điệp được gửi gắm trong phát biểu của nhiều đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận về phát triển kinh tế-xã hội vào hôm qua 17-6.

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Cơ hội đột phá của ngành giáo dục

Cơ hội đột phá của ngành giáo dục

Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, ngày 16-6-2025 là một ngày rất đặc biệt đối với ngành giáo dục vì Quốc hội đã ấn nút thông qua Luật Nhà giáo. Đây là một sự kiện rất quan trọng đối với ngành giáo dục.

Giữ niềm tin cho gạo Việt

Giữ niềm tin cho gạo Việt

Việc ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc, tăng cường giám sát thị trường và xử lý nghiêm hành vi làm giả, làm nhái là nền tảng để khẳng định giá trị thực và bảo vệ uy tín gạo Việt trên cả thị trường trong nước lẫn quốc tế.

Cái nào đáng sợ hơn?

Cái nào đáng sợ hơn?

Hà Nội và TP.HCM có hơn 14 triệu xe máy, nếu kiểm định khí thải từ 1.7.2027 thì không thể đủ cơ sở thực hiện, có thể dẫn tới 'vỡ trận'. Nhưng lùi thời gian kiểm định thì ô nhiễm không khí sẽ càng thêm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và thiệt hại về kinh tế. Vậy cái nào 'đáng sợ' hơn?

Hút chất xám vào khu vực công

Hút chất xám vào khu vực công

Đầu những năm 1990, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa phát triển kinh tế, đã có ý kiến của các Việt kiều kiến nghị Chính phủ cần có chính sách sử dụng các chuyên gia giỏi người Việt ở nước ngoài bổ trợ cho phát triển kinh tế đất nước.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

Không để sai phạm 'chìm xuồng'

Không để sai phạm 'chìm xuồng'

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản yêu cầu các sở, ngành và UBND TP.Biên Hòa khẩn trương xử lý 4 vụ việc theo Kết luận số 556 ngày 29.5.2025 của Tỉnh ủy. Trong đó, 3 vụ đã từng được Báo Thanh Niên phản ánh từ nhiều năm trước, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Thế giới hiện có 119 trung tâm tài chính quốc tế, song chỉ có khoảng 20 trung tâm thành công, hiệu quả. 'Sinh sau đẻ muộn', làm sao để trung tâm tài chính tại VN cạnh tranh được với các trung tâm rất lớn của khu vực như Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai, Singapore…?

null