Đệ nhất danh mai đất Quảng Nam- người sở hữu những "quái cây" mai vàng độc nhất, không giống ai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với đôi bàn tay tài giỏi và sáng tạo, ông Trương Văn Trúc (71 tuổi, phường Điện Nam Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) được giới chơi cây cảnh trong vùng yêu quý đặt biệt danh là “Đệ nhất danh mai xứ Quảng”. Hiện nay ông đang sở hữu vườn mai trị giá bạc tỷ, đem lại nguồn thu hàng trăm triệu đồng vào mỗi dịp Tết.
Từ thợ tàu thuyền
Những ngày này, vườn hoa mai của ông Trương Văn Trúc - người được mệnh danh là "Đệ nhất danh mai xứ Quảng" liên tiếp đón nhiều "khách sộp" đến tham quan và đặt mai để chưng dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Khu vườn tuy chỉ có khoảng 70 chậu hoa mai, nhưng đó là tất cả gia tài mà ông Trúc đã gầy dựng hơn 20 năm qua.
Vườn mai “khủng” của ông Trương Văn Trúc tại khối phố 5, phường Điện Nam Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Vườn mai “khủng” của ông Trương Văn Trúc tại khối phố 5, phường Điện Nam Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Tự hào về vườn mai giá trị nhất tỉnh Quảng Nam, ông Trúc nói: "Năm 1999 tôi từ bỏ nghề sửa chửa và đóng tàu thuyền ở TP Đà Nẵng để về quê gắn bó với vườn tược. Vốn dĩ yêu thích cây mai nên tôi đầu tư thời gian chăm sóc, sau này quyết tâm nghiên cứu kỹ thuật trồng mai hiệu quả để phát triển kinh tế. Đến nay tôi đã sưu tầm được nhiều cây mai có tuổi thọ hàng chục năm, với tôi chúng vô giá nên chỉ cho thuê chứ không bán".
Đệ nhất danh mai đất Quảng Nam- người sở hữu những "quái cây" mai vàng độc nhất, không giống ai ảnh 2
"Đệ nhất danh mai xứ Quảng" đang chăm sóc vườn mai
Để có được thành công như hôm nay, ông Trúc vấp phải không ít thất bại trong suốt 5 năm, có lúc nản lòng muốn bỏ cuộc. Hàng trăm cây mai vì không được chăm sóc đúng kỹ thuật nên hóa thành củi, khiến ông Trúc tưởng chừng như toàn bộ tài sản, vốn liếng tiêu tan. Thế nhưng, nhờ có sự ủng hộ từ gia đình và niềm đam mê với hoa mai luôn thôi thúc nên ông lại tiếp tục kiên trì, cố gắng trau dồi kỹ năng và kinh nghiệm.
Để có thể sở hữu cây mai giá trị trong dịp Tết, nhiều khách hàng phải liên hệ đặt thuê từ sớm.
Để có thể sở hữu cây mai giá trị trong dịp Tết, nhiều khách hàng phải liên hệ đặt thuê từ sớm.
Ông Trúc vui vẻ cho biết, tuy ông trồng ít mai hơn so với nhiều nhà vườn khác, nhưng 1 cây mai của ông có thể đổi lấy cả 1 vườn mai thông thường. Hiện nay ông sở hữu 8 cây hoa mai "đẳng cấp", trị giá hàng tỷ đồng khiến giới chơi mai cảnh không khỏi ngưỡng mộ.
"Tôi xem cây mai như đứa con của mình mà chăm bẵm từng li từng tí, am hiểu rõ đặc tính, sức khỏe của mỗi cây để thuần dưỡng và có phương pháp chăm sóc riêng đạt hiệu quả. Đặc biệt, trồng mai thành công thể hiện ở việc hoa mai có nở đúng dịp Tết Nguyên đán hay không.
Mỗi mùa Tết ông Trúc bỏ túi hơn 500 triệu đồng từ việc cho thuê mai.
Mỗi mùa Tết ông Trúc bỏ túi hơn 500 triệu đồng từ việc cho thuê mai.
Nếu trời liên tục nắng nóng thì để cây trong bóng mát để kìm hãm hoa bung nở sớm. Nếu trời mưa lạnh kéo dài thì ngắt lá mai sớm hơn, có chế độ tưới nước và bón phân phù hợp để kích thích sự phát triển", ông Trúc chia sẻ.
Đến "Đệ nhất danh mai"
Những năm trước, vườn mai của ông Trương Văn Trúc có đến hàng trăm cây, nhưng với tâm niệm mỗi cây mai là một đứa con tinh thần vô giá, nên ông dần thu hẹp quy mô để tập trung chăm sóc trong khả năng của mình. Vì sở hữu những cây mai "khủng" về độ tuổi, kiểu dáng, giá thành đắt đỏ….nên nhiều người yêu mến, cảm phục gọi ông là "Đệ nhất danh mai xứ Quảng".
Những chậu mai của ông Trúc có tuổi thọ ít nhất 10 năm, chỉ cho thuê chứ không bán.
Những chậu mai của ông Trúc có tuổi thọ ít nhất 10 năm, chỉ cho thuê chứ không bán.
Vừa tư vấn cho khách chọn mai, ông Trúc vừa phấn khởi nói: "Vườn mai của tôi toàn những cây mai "khỏe", "chinh chiến" ra Bắc vào Nam nên có đủ sức để chống chịu với mưa bão. Đợt Tết năm nay tuy số lượng búp có phần giảm so với năm ngoái, nhưng cây nào cũng chi chít búp, chắc chắn sẽ nở kịp Tết. Có nhiều khách đã đặt chậu từ rất sớm vì muốn sở hữu cây mai đặc biệt cho ngày đầu xuân".
Nhiều chậu mai với kiểu dáng đẹp mắt được cho thuê với giá cao.
Nhiều chậu mai với kiểu dáng đẹp mắt được cho thuê với giá cao.
Theo đó, ông Trúc chủ yếu cho các doanh nghiệp, cơ quan, khách sạn trong tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng thuê mai để chưng Tết trong khoảng 20 ngày, với giá thuê bằng 10% giá bán 1 chậu. Chậu rẻ nhất được ông cho thuê với giá 10 triệu đồng, đắt nhất là 100 triệu đồng. Sau khi khách hàng chưng Tết xong, ông sẽ chuyển mai về và tiếp tục chăm sóc.
Cây mai có hình hài độc đáo được ông yêu quý đặt tên là “Phu thê”.
Cây mai có hình hài độc đáo được ông yêu quý đặt tên là “Phu thê”.
Với tài năng được khẳng định nhất vùng và danh tiếng ngày càng vang xa, vườn hoa mai của ông Trúc đã trở thành địa điểm giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của nhiều người. Bên cạnh đó, "Đệ nhất danh mai" luôn sẵn sàng truyền đạt những kinh nghiệm quý báu mà ông đúc kết suốt 20 năm gắn bó với nghề trồng mai.
Ngắm nhìn vườn mai của mình, ông Trúc tâm sự: "Tôi xem cây hoa mai như một đứa con gái của mình vậy. Bởi nhiều năm trời tôi yêu chiều, nuôi dưỡng, đến ngày hoa khoe sắc thì phải gả đi và người ta ngắm mai ở giai đoạn nó nở hoa đẹp nhất, còn tôi thì âm thầm chăm sóc, lo lắng…. Vì thế dù có giá bạc tỷ thì tôi cũng không bán".
Vào mỗi dịp Tết, người chơi hoa trên nhiều tỉnh thành lại tìm đến vườn mai của ông Trúc để thưởng ngoạn sắc xuân, chọn lựa mang về chậu hoa mai rực rỡ nhất. Nhờ đó, mỗi mùa Tết ông bỏ túi hơn 500 triệu đồng từ việc cho thuê mai.
Tuyết Nhung-Trần Hậu (DanViet)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.