(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam vừa có Công văn gửi Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đề nghị đưa nghề chế biến mì Quảng của địa phương vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Theo đó, nghề chế biến mì Quảng ở tỉnh Quảng Nam hội tụ giá trị ẩm thực đặc sắc của xứ Quảng. Món ăn dân dã nhưng hàm chứa cả diễn trình lịch sử hình thành, hệ tri thức dân gian của vùng đất Quảng Nam.
Mì Quảng theo bước chân những lưu dân trong hành trình đi về phương Nam rộng mở, sẵn lòng đón nhận bất cứ nguyên liệu gì trên đường để dung nạp, tiếp biến, làm nên sự đa dạng, phong phú trong hương vị ẩm thực. Món ăn có nhiều biến tấu, làm nổi bật đặc trưng văn hóa ẩm thực dân gian, có thể “chiều” được tất cả kiểu khách.
Mì Quảng là một món ăn có nhiều biến tấu, làm nổi bật đặc trưng văn hóa ẩm thực dân gian, có thể “chiều” được tất cả kiểu khách. Ảnh: Phương Vi
Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản, UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức điều tra, xây dựng hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể Nghề chế biến Mì Quảng tại tỉnh Quảng Nam.
Mì Quảng là món ăn quen thuộc với bao thực khách. Mì Quảng có nhiều biến tấu ở tùy từng nơi để phù hợp với khẩu vị, sở thích và đa dạng từ mì gà, ếch, cá, sườn heo, trứng, tôm, chả… Dù vậy, điểm nhấn của món ăn này chính là phần sợi bánh mềm mìn, có độ dai vừa phải (màu trắng hoặc vàng). Khi ăn chỉ rưới một chút nước “nhưn” vừa đủ làm ướt sợi mì. Mì Quảng đúng điệu thì không thể thiếu đậu phộng giã dập, bánh đa chiên hoặc bánh phồng tôm kèm một đĩa rau sống mà chủ đạo là rau cải mầm.
(GLO)- Từng hờ hững với những món ăn truyền thống của dân tộc mình nhưng giờ đây, chị Rơ Châm H’Liên (SN 1989; làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đã trở thành “sứ giả” của ẩm thực Jrai. Nhiều đoạn video clip ngắn của H'Liên về những món ăn dân dã đang gây sốt trên mạng xã hội với hàng triệu lượt xem.
(GLO)- Nếu một lần được thưởng thức món xôi nếp ngũ sắc của người Thái, bạn sẽ không thể quên hương vị đậm đà, thơm ngon của nó. Tại ngày hội ẩm thực được tổ chức trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai vừa qua, du khách còn biết thêm về cách làm ra món xôi độc đáo này.
Lễ hội tôm hùm Cam Ranh năm 2024 có chủ đề 'Vịnh xanh bừng sáng' sẽ có tới 120 món ăn khác nhau được chế biến từ tôm hùm Cam Ranh và được xác lập kỷ lục Việt Nam.
(GLO)- Tối 5-7, tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San khai mạc Ngày hội ẩm thực nhằm tôn vinh sự đa dạng trong văn hóa ẩm thực Gia Lai và các tỉnh lân cận, qua đó góp phần đẩy mạnh quảng bá du lịch.
(GLO)- Cho đến bây giờ, các bậc cao niên ở buôn Chính Hòa (xã Ia Mláh, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) như ông Kpă Jao vẫn còn nhớ như in về những ngày “nhà nhà lên rừng đào củ mài”.
(GLO)- Ẩm thực Việt Nam vốn có sức hút không nhỏ đối với du khách khắp nơi trên thế giới. Trong đó, nhiều món ăn đường phố đặc biệt nhận được sự yêu thích mà theo các chuyên trang du lịch nổi tiếng, du khách khi đến đây nhất định phải thử một lần.
(GLO)- TTO thông tin, bản đồ ẩm thực toàn cầu TasteAtlas vừa cập nhật danh sách 100 món điểm tâm ngon nhất thế giới với sự góp mặt của 3 món ăn Việt là bò kho, bún bò Huế và cơm tấm sườn.
4 món gồm có 2 món mặn với đủ các sắc thái trong mềm-ngoài giòn dai và chua cay-béo nồng; 1 thức uống để lại nhiều hậu vị nhờ nấu, cất cẩn thận; cuối cùng là 1 món bánh nếp thơm dịu, thanh mát.
Với mong muốn mang đến hương vị phong phú của các món ăn Việt Nam khác nhau đến với người dân Nam Phi, ngày 2/3, nhà hàng Obento tại thành phố Johannesburg đã tổ chức sự kiện Ẩm thực Việt Nam được đông đảo thực khách địa phương quan tâm.
Keng Loóng là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân tộc Thái ở huyện vùng cao Mai Châu, đặc biệt trong các dịp lễ hội như: Lễ mừng cơm mới, Lễ Xên bản, Xên Mường, Lễ Chá Chiêng...
(GLO)- Món bánh của Việt Nam mềm mịn, thơm nức mùi sữa, vị béo ngọt được website ẩm thực Taste Atlas xếp thứ 87 trong 100 món tráng miệng ngon nhất ở châu Á.
Chiều 17/2, tại di tích Đình Phú Gia, quận Tây Hồ, Hà Nội tổ chức Lễ hội truyền thống Xôi Phú Thượng lần thứ VII và Lễ công bố Quyết định ghi danh Nghề làm xôi Phú Thượng vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
(GLO)- Bún quậy còn có tên là bún nước. Có lẽ đó là cách ông bà ta gọi theo những gì nhìn thấy. Ngoài ra, nó còn có tên khác là bún rạm, cua (có nơi còn chế biến với cá, tôm, mực, bò...), tùy theo loại thực phẩm kèm với bún.
(GLO)- Bà H’Nut được coi là “đại thụ” về ẩm thực truyền thống ở làng Tiêng 2 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Ở tuổi 70, bà là người duy nhất ở làng đã dành trọn đời mình để giữ vẹn nguyên hương vị ẩm thực Jrai bao đời.
Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2023 đang diễn ra với chủ đề “Giao lưu văn hóa ẩm thực Hà Nội với bạn bè quốc tế”, nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, ẩm thực truyền thống và các sản phẩm tiểu biểu làng nghề của Thủ đô.
Chiều 29/11, tại buổi giới thiệu Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội năm 2023, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết: Hà Nội đang xây dựng hồ sơ đề nghị nghề phở ở Thủ đô là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Mới đây, tờ The Sydney Morning Herald đã có bài viết đánh giá về món bò nướng lá lốt của Việt Nam, gọi đó là 'một trong những món ăn ngon nhất hành tinh.'
Theo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, Giải thưởng Ẩm thực Thế giới - sáng kiến toàn cầu nhằm tôn vinh sự xuất sắc trong ngành ẩm thực - đã công bố thành phố Hà Nội vinh dự giành giải 'Điểm đến thành phố ẩm thực mới nổi tốt nhất châu Á năm 2023' - Asia's Best Emerging Culinary City Destination 2023. Lễ công bố được tổ chức tại Atlantis The Royal, Dubai, UAE vừa qua.
(GLO)- Hiện nay, đồng bào dân tộc Jrai nói chung, người Jrai ở khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai nói riêng vẫn duy trì tổ chức nhiều lễ hội, nghi lễ sinh hoạt truyền thống như: cầu mưa, cúng giọt nước, mừng thọ ông bà, tổ tiên... Trong đó, lễ tạ ơn ông bà, cha mẹ, người thân trong gia đình là phổ biến nhất.