Đề án sáp nhập 2 xã Chư Jôr-Chư Đăng Ya: Hợp lòng dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Chư Pah, Gia Lai vừa xây dựng đề án sáp nhập 2 xã Chư Jôr và Chư Đăng Ya thành một đơn vị hành chính mới, dự kiến đặt tên là Chư Đăng Ya. Việc sáp nhập này không những giúp bộ máy quản lý ở cơ sở tinh gọn mà còn giảm gánh nặng cho ngân sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, được cán bộ và nhân dân 2 xã đồng thuận cao.
Theo quy định tại Nghị quyết số 1211 ngày 25-5-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, xã Chư Jôr chưa đạt 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và dân số. Cụ thể, diện tích tự nhiên của xã Chư Jôr là 11,81 km2, dân số chỉ hơn 1.200 người. Căn cứ theo Nghị quyết trên, xã Chư Đăng Ya đạt tiêu chuẩn về dân số (2.630 người) nhưng không đạt tiêu chuẩn về diện tích (hơn 42 km2). Thực hiện Nghị quyết số 18 ngày 25-10-2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả”; Nghị quyết số 37 ngày 24-12-2018 của Bộ Chính trị (khóa XII) về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã, việc sáp nhập xã Chư Jôr với Chư Đăng Ya thành một đơn vị hành chính mới sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội; khắc phục tình trạng lãng phí nguồn nhân lực; đồng thời giảm chi ngân sách cho bộ máy của hệ thống chính trị cấp xã.
 Người dân đến giao dịch tại UBND xã Chư Đăng Ya (huyện Chư Pah). Ảnh: M.N
Người dân đến giao dịch tại UBND xã Chư Đăng Ya (huyện Chư Pah). Ảnh: M.N
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên cán bộ cũng như người dân 2 xã đều nhất trí cao với việc sáp nhập này. Ông Vũ Xuân Mẫy (làng Wét, xã Chư Jôr) khẳng định: “Mới đầu, tôi cũng như nhiều người trong làng lo ngại việc sáp nhập sẽ có những ảnh hưởng nhất định, nhưng khi được chính quyền địa phương tuyên truyền, giải thích rõ lợi ích và sự cần thiết của việc sáp nhập này, bà con ai nấy đều hiểu và đồng thuận”.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Nội-Chủ tịch UBND xã Chư Đăng Ya-khẳng định: Nhân dân trong xã đã nắm bắt chủ trương của Nhà nước về việc sáp nhập 2 xã do diện tích tự nhiên và một số yếu tố khác chưa đảm bảo quy định nên đồng thuận cao. Theo Chủ tịch UBND xã Chư Đăng Ya, lúc mới triển khai phổ biến việc sáp nhập, không chỉ người dân mà trong cán bộ cũng có nhiều luồng ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, khi hiểu rõ sự cần thiết của việc sáp nhập, đến nay, tư tưởng cán bộ, đảng viên và người dân đã thông. “Lãnh đạo xã đã gặp gỡ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cán bộ, đồng thời rà soát, lấy ý kiến về việc bố trí, sắp xếp lại vị trí công việc, từng bước tháo gỡ những vướng mắc nảy sinh, đồng thời tuyên truyền, vận động họ đồng thuận thực hiện nhiệm vụ chính trị chung của địa phương”-ông Nội cho hay.
Điều đáng quan tâm là khi triển khai thực hiện, đề án xác định sẽ sử dụng trụ sở làm việc hiện tại của xã Chư Đăng Ya làm trụ sở làm việc của đơn vị hành chính mới sau khi thành lập. Về tổ chức bộ máy, khi sáp nhập 2 xã thành một sẽ dôi dư 10 cán bộ, 7 công chức và 14 người hoạt động không chuyên trách, gây khó khăn trong việc sắp xếp về tổ chức, bộ máy, nhất là bố trí vị trí việc làm. Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Bảo-Bí thư Đảng ủy xã Chư Jôr-nêu quan điểm: “Đối với chức danh Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã và người đứng đầu 4 đoàn thể, khi sáp nhập 2 xã thành một thì chỉ còn 1 người đứng đầu, người kia xuống làm cấp phó. Làm cấp phó thì hưởng chế độ thấp hơn, đây là điều anh em ít nhiều tâm tư, mong cấp thẩm quyền xem xét, giải quyết một cách thỏa đáng. Việc sắp xếp, bố trí công tác hợp lý, đảm bảo quyền lợi đối với đội ngũ cán bộ cấp xã chính là yếu tố cần được xem xét, cân nhắc thận trọng để tạo sự ổn định, phát triển của đơn vị hành chính mới sau sáp nhập”.
Theo ông Nay Kiên-Chủ tịch UBND huyện Chư Pah, với những cán bộ đoàn thể vẫn còn trong nhiệm kỳ, sau sáp nhập 2 xã thành một sẽ phải bố trí sao cho hợp lý. Tuy nhiên, hiện nay đang có chủ trương bảo lưu chế độ đối với các cán bộ trên đến hết nhiệm kỳ. Đồng thời, lâu nay huyện đã chủ động phần nào về công tác cán bộ, không bổ sung biên chế cho 2 xã trên từ lúc có thông tin về đề án nên tạo thuận lợi khi sáp nhập. “Với sự đồng thuận của cán bộ, nhân dân, việc sáp nhập 2 xã này sẽ thuận lợi, mở ra giai đoạn phát triển mới. Đồng thời, đây được xem là cơ hội để triển khai và thực hiện đồng bộ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh trên địa bàn”-Chủ tịch UBND huyện Chư Pah kỳ vọng. 
 MINH NGUYỄN-HÀ ĐỨC

Có thể bạn quan tâm

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

(GLO)- Sáng 16-11, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai trao quyết định của Bộ Chính trị cho ông Trần Quốc Cường-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thôi giữ chức Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên nhiệm kỳ 2020-2025. Quyết định có hiệu lực từ 15-11.
Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ban Tổ chức Trung ương công bố quyết định của Ban Bí thư về việc luân chuyển, chỉ định cán bộ tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đối với ông Đoàn Anh Dũng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.
Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

(GLO)- Đến năm 2026, các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập có 101.546 biên chế. Tổng biên chế công chức, biên chế của các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương bảo đảm đến hết năm 2026 là 103.300 biên chế.