Đẩy mạnh truyền thông chính sách trên các phương thức truyền thông mới để nâng cao hiệu quả định hướng thông tin, dư luận

(GLO)- Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về Truyền thông chính sách: Nhận thức-Hành động-Nguồn lực.

Thông báo nêu rõ: Truyền thông chính sách có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng, là một trong những chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị. Làm tốt công tác truyền thông chính sách sẽ mở ra những nguồn lực lớn, tạo nên sức mạnh lớn, hiệu quả cao trong xây dựng, thực thi chính sách.

Đẩy mạnh truyền thông chính sách trên các phương thức truyền thông mới.
Đẩy mạnh truyền thông chính sách trên các phương thức truyền thông mới. Ảnh minh họa



Công tác truyền thông chính sách đã bám sát thực tế, tôn trọng thực tế, lấy thực tế làm thước đo, được thực hiện công khai, minh bạch, chủ động, kịp thời hơn, có nhiều cách làm sáng tạo, đột phá, hiệu quả cao, phù hợp với nội dung tuyên truyền, tình hình, điều kiện và bối cảnh của từng cơ quan, địa phương, đơn vị, góp phần quan trọng đưa chính sách pháp luật vào cuộc sống và đưa cuộc sống vào quá trình xây dựng chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính sách, từ đó thống nhất nhận thức, ý chí và hành động trong triển khai thực hiện, tạo đồng thuận cao trong xã hội.

Cạnh đó, tăng cường thông tin chính thống kịp thời, chủ động đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái, thông tin xấu độc, "lấy cái đẹp, dẹp cái xấu, lấy tích cực, đẩy lùi tiêu cực", góp phần ổn định xã hội, tâm lý người dân, tăng cường niềm tin vào Đảng, Nhà nước. Điển hình là trong công tác phòng, chống dịch bệnh nhất là dịch Covid-19; thực hiện nhiệm vụ phục hồi, phát triển kinh tế xã hội, phòng, chống tham nhũng, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại...

Công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ, phương thức truyền thông mới đã bước đầu được quan tâm, góp phần điều tiết, định hướng thông tin dư luận, tạo chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động của người dân trong việc tìm hiểu, chấp hành chủ trương, đường lối cuả Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt chức năng góp ý, phản biện trong xây dựng chính sách, pháp luật.

Kết quả đạt được trong công tác truyền thông chính sách của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan báo chí, truyền thông thời gian qua, đã góp phần quan trọng vào thành tựu chung của cả nước.

Bên cạnh đó, công tác truyền thông chính sách còn một số tồn tại, hạn chế: Cấp ủy, chính quyền, nhất là người đứng đầu một số cơ quan bộ, ngành, địa phương chưa nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của truyền thông chính sách; chưa xem truyền thông chính sách là nhiệm vụ, chức năng của các bộ, ngành, địa phương, vì thế công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư cơ sở vật chất, con người, tài chính chưa xứng tầm với công tác này; chưa hình thành được đội ngũ truyền thông chính sách chuyên trách, chuyên nghiệp.

Truyền thông chính sách còn thiếu bài bản, vẫn chủ yếu là một chiều, việc điều tra, khảo sát, đánh giá tác động chưa được quan tâm hoặc còn hình thức. Việc lấy ý kiến đề nghị xây dựng chính sách và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật hiệu quả còn hạn chế. Việc ứng dụng các công cụ, mô hình truyền thông hiện đại chưa được chú trọng. Chưa thực sự quan tâm phân tích, dự báo về dư luận xã hội và những vấn đề người dân quan tâm để chỉ đạo, điều hành sát với tình hình thực tế môi trường bùng nổ thông tin như hiện nay…

Tăng cường truyền thông chính sách góp phần xây dựng hệ thống pháp luật hiệu quả

 Thông báo khẳng định: Nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước giao cho Chính phủ, chính quyền các địa phương, bộ, ngành thời gian tới rất nặng nề, thời cơ, thuận lợi, đan xen với khó khăn, thách thức nhưng chúng ta phải xác định khó khăn, thách thức nhiều hơn. Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác truyền thông chính sách, góp phần xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định-một nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thống nhất cao nhận thức về vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng, thiết thực của công tác truyền thông chính sách. Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về truyền thông chính sách. Công tác truyền thông chính sách cần phải bám sát các yêu cầu, nhiệm vụ thường xuyên, đồng thời góp phần tham gia giải quyết những tồn đọng kéo dài ở chính nội tại của nền kinh tế mà nước nào qua quá trình chuyển đổi cũng gặp phải và cơ bản ứng phó phù hợp, hiệu quả với những vấn đề mới phát sinh, để người dân hiểu, chia sẻ với Đảng, Nhà nước và Chính phủ.

Nâng cao hiệu quả định hướng thông tin, dư luận   

Đồng thời, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, của người đứng đầu về vị trí, vai trò của công tác truyền thông chính sách; chủ động, làm tốt công tác truyền thông chính sách trong lĩnh vực quản lý của mình. Khuyến khích đổi mới sáng tạo về nội dung, cách làm truyền thông chính sách, bảo đảm đủ chất liệu, số liệu thực tế, linh hoạt, sáng tạo, chủ động, kịp thời, nâng cao hiệu quả định hướng thông tin, dư luận.

Thực hiện nghiêm quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Phát huy vai trò của các cơ quan thông tin, báo chí trong truyền thông chính sách.

Đẩy mạnh truyền thông chính sách trên các phương thức truyền thông mới. Tăng cường ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số; đưa các kênh thông tin đa phương tiện phục vụ cho công tác truyền thông chính sách. Xây dựng công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả truyền thông chính sách.

Huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể; các lực lượng ở địa bàn cơ sở (bộ đội biên phòng, công an…) trong công tác truyền thông chính sách; chú trọng các địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, trên biển và cho tất cả các đối tượng, nhất là người yếu thế.

Xây dựng đội ngũ nhân lực làm công tác truyền thông chính sách có năng lực, có chuyên môn, có tâm, có đức bảo đảm hoạt động chuyên nghiệp hiệu quả. Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện quy tắc ứng xử, hướng dẫn quy trình thực hiện truyền thông chính sách.

Nâng cao năng lực truyền thông chính sách

Để tăng cường đội ngũ truyền thông chính sách tại các bộ, ngành địa phương, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về vị trí việc làm, định mức biên chế của công chức, viên chức làm công tác truyền thông chính sách chuyên trách cho thống nhất trong các cơ quan của Chính phủ.

Các Bộ, các ngành, địa phương quan tâm bố trí, sắp xếp, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ làm công tác truyền thông chính sách cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương bố trí kinh phí chi thường xuyên để tăng cường công tác truyền thông chính sách và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực thực hiện nhiệm vụ truyền thông chính sách, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.

Để hoàn thiện quy định pháp luật, Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan liên quan, rà soát, hoàn thiện thể chế, văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chương trình, kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả của các cơ quan truyền thông, báo chí, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ truyền thông chính sách, vừa phát huy sự lãnh đạo, chỉ đạo, vừa phát huy tính sáng tạo…

 

G.B

Có thể bạn quan tâm

Hội thảo về lịch sử Công an TP. Pleiku

Hội thảo về lịch sử Công an TP. Pleiku

(GLO)- Tại trụ sở Thành ủy Pleiku, Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) vừa tổ chức hội thảo lần thứ hai “Lịch sử Công an TP. Pleiku (1965-2020)”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn tiếp công dân định kỳ tháng 3-2023

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn tiếp công dân định kỳ tháng 3-2023

(GLO)- Ngày 15-3, tại trụ sở Tiếp công dân tỉnh Gia Lai, Thường trực HĐND tỉnh phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và UBND tỉnh tổ chức tiếp công dân định kỳ tháng 3-2023. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế đồng chủ trì buổi tiếp công dân.
Tổng kết 10 năm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Tổng kết 10 năm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

(GLO)- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 134-KH/TU về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bn, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD-ĐT), đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hótrong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Đồng chí Lương Văn Danh giữ chức Chủ tịch Công đoàn cơ sở Báo Gia Lai

Đồng chí Lương Văn Danh giữ chức Chủ tịch Công đoàn cơ sở Báo Gia Lai

(GLO)- Chiều 10-3, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Báo Gia Lai tổ chức Đại hội lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2023-2028) với phương châm “Đổi mới-Dân chủ-Đoàn kết-Phát triển”. Đoàn Chủ tịch điều hành đại hội gồm các ông, bà: Khuất Đình Viện-Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng Biên tập Báo Gia Lai, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Báo Gia Lai; Lương Văn Danh-Phó Tổng Biên tập Báo Gia Lai; Đoàn Thị Bích Nga- Phó Chủ tịch Công đoàn cơ sở Báo Gia Lai.

Hơn 74.000 đại biểu tham gia hội nghị báo cáo viên Trung ương tháng 3-2023

Hơn 74.000 đại biểu tham gia hội nghị báo cáo viên Trung ương tháng 3-2023

(GLO)- Sáng 9-3, tại TP. Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hội nghị báo cáo viên Trung ương tháng 3-2023 bằng hình thức trực tuyến, kết nối đến 2.185 điểm cầu trên cả nước với sự tham gia của hơn 74.750 đại biểu. Hội nghị được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Phan Xuân Thủy-Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.

Thủ tướng: Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược tin cậy, thân thiết Việt Nam - Nhật Bản

Thủ tướng: Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược tin cậy, thân thiết Việt Nam - Nhật Bản

(GLO)- Tại Hội thảo kinh tế cấp cao Việt Nam và Nhật Bản, Thủ tướng chia sẻ, Hội thảo là sự kiện có ý nghĩa quan trọng để hai bên phân tích thời cơ, vận hội cũng như những khó khăn, thử thách mới; chia sẻ những bài học kinh nghiệm để từ đó đề ra những phương hướng, nhiệm vụ giải pháp trong thời gian tới; giúp chúng ta đạt được mục tiêu, khát vọng phát triển bền vững ở mỗi nước, và góp phần thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược tin cậy, thân thiết giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Tăng cường tuyên truyền về 2 cuộc thi bảo đảm kịp thời, đồng bộ, hiệu quả

Tăng cường tuyên truyền về 2 cuộc thi bảo đảm kịp thời, đồng bộ, hiệu quả

(GLO)- Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Châu Ngọc Tuấn tại lễ phát động 2 Cuộc thi: Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch năm 2023; Báo chí với công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị (HTCT) tỉnh Gia Lai năm 2023 do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức vào sáng 8-3.