Đẩy mạnh đối thoại trực tiếp về chính sách bảo hiểm tại Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Xác định tuyên truyền là nhiệm vụ trọng tâm nên ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Gia Lai đang tích cực triển khai với nhiều hình thức nhằm kịp thời chuyển tải đầy đủ các chủ trương, chính sách về BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đến người dân, các tổ chức và cơ quan, đơn vị. 
Trong các hình thức tuyên truyền, đối thoại trực tiếp là một trong những hình thức hiệu quả, góp phần lan tỏa sâu rộng chính sách BHXH, BHYT đến với người dân. Bà Nguyễn Thị Hải (tổ 1, thị trấn Đak Đoa) chia sẻ: “Với người dân chúng tôi, việc tham gia các buổi đối thoại trực tiếp về chính sách BHXH tự nguyện, BHYT là rất cần thiết. Bởi chúng tôi không chỉ được nghe, nắm bắt những điểm mới của chính sách này mà còn được giải đáp tường tận những vướng mắc gặp phải trong quá trình khám-chữa bệnh BHYT; đặc biệt là hiểu thêm về chính sách BHXH tự nguyện, quyền lợi thiết thực của loại hình này, từ đó có kế hoạch tham gia trong thời gian đến”.
 Qua đối thoại trực tiếp, người dân hiểu rõ thêm về chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Ảnh: N.N
Qua đối thoại trực tiếp, người dân hiểu rõ thêm về chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Ảnh: N.N
Với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đối thoại trực tiếp giúp nắm rõ chính sách BHXH, BHYT và triển khai thuận lợi, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Dự buổi đối thoại trực tiếp về việc tổ chức thực hiện BHXH, BHYT năm 2019 do BHXH Việt Nam tổ chức tại TP. Pleiku mới đây, ông Nguyễn Mạnh Hùng-cán bộ Phòng Tổ chức Lao động Tiền lương (Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông) nhìn nhận: “Những cuộc đối thoại này giúp chúng tôi có thêm kiến thức nhằm thực hiện tốt các chế độ chính sách BHXH, BHYT, BHTN tại đơn vị. Trên thực tế, trong quá trình giải quyết các chế độ liên quan đến chính sách bảo hiểm, nếu có phát sinh vướng mắc thì qua đối thoại trực tiếp sẽ có thể giải đáp rõ hơn, giải quyết thuận lợi”. 
Công ty TNHH Olam Gia Lai là một trong những đơn vị tích cực trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. Các buổi đối thoại trực tiếp về chính sách này thường xuyên được đơn vị quan tâm tổ chức. Bà Trần Thị Dung-Trưởng phòng Nhân sự (Công ty TNHH Olam Gia Lai) thông tin: Công ty có 750 cán bộ, công nhân viên, người lao động; trong đó 60% là đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay, Công ty có 731 người tham gia đóng BHXH, BHYT, BHTN, số còn lại mới vào làm nên sẽ hoàn tất thủ tục đóng đầy đủ trong thời gian đến. Công ty rất quan tâm tuyên truyền, vận động người lao động tham gia đầy đủ BHXH. “Khi tổ chức đối thoại trực tiếp, chúng tôi thẳng thắn trao đổi, nêu rõ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT tại đơn vị, từ đó giải đáp, làm rõ”-bà Dung nói.
Nhờ chú trọng công tác tuyên truyền, nhất là đối thoại trực tiếp, tỷ lệ người dân tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng lên. Ngày 3-10 vừa qua, BHXH huyện Mang Yang phối hợp với Bưu điện huyện tổ chức hội nghị đối thoại tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện cho 40 người dân trên địa bàn xã Kon Thụp. Ngay sau khi kết thúc hội nghị đã có 5 người đăng ký tham gia BHXH tự nguyện. Tại huyện Phú Thiện, 9 tháng qua, ngành BHXH huyện phối hợp với các đơn vị tổ chức 11 cuộc đối thoại tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện, qua đó phát triển mới 109 người, nâng tổng số người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện lên 158 người, đạt 83,15% kế hoạch tỉnh giao. Đồng thời, đã khai thác phát triển được 4.658 người tham gia BHYT hộ gia đình, góp phần nâng tổng số người tham gia BHYT lên 75.167 người, đạt 100,14% kế hoạch, chiếm  94,57% dân số.
Ông Lê Quốc Khánh-Phó Giám đốc BHXH tỉnh-cho biết: Bảo hiểm xã hội tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố chủ động phối hợp với ngành Bưu điện, các cấp chính quyền tăng cường tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp để đưa chính sách BHXH, BHYT đến người dân. Tính đến cuối tháng 9-2019, toàn tỉnh đã có 81.339 người tham gia BHXH, chiếm 10% lực lượng lao động trong độ tuổi (trong đó, tham gia BHXH bắt buộc 77.719 người, đạt 93% kế hoạch; BHXH tự nguyện 3.620 người, đạt 65,5% kế hoạch); đối tượng tham gia BHTN là 63.309 người, chiếm 7,78% lực lượng lao động toàn tỉnh; tham gia BHYT có 1.333.475 người, chiếm 87,7% dân số toàn tỉnh.
Như Ý
-------------------------------
Chuyên đề này có sự phối hợp của Bảo hiểm Xã hội tỉnh Gia Lai

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu nghe nhạc bằng băng cassette quay trở lại

Trào lưu nghe nhạc bằng băng cassette quay trở lại

(GLO)- Sau một thời gian gần như bị lãng quên, nhiều người có xu hướng quay trở lại nghe nhạc bằng băng cassette. Với họ, đây không chỉ là phương tiện để nghe nhạc, mà còn là nơi để tìm lại ký ức của một thời đã qua. 

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết 13 TTHC trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết 13 TTHC trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 363/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 13 thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế.

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

(GLO)- Định hướng một số nhiệm vụ về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế.

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

(GLO)- Ngày 14-4, tại Trung tâm Giống vật nuôi huyện Đak Pơ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức bàn giao mô hình sinh kế thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

(GLO)- Ngày 11-4, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai có Công văn số 1269/STC-QLNS về việc đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.