Dân làng Kon Mah sửa chữa nhà rông truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Dân làng Kon Mah (xã Hà Tây, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đang tiến hành sửa chữa nhà rông truyền thống do nhà cũ bị hư hỏng sau thời gian phục vụ sinh hoạt cộng đồng.

Các hạng mục sửa chữa gồm lợp mái tranh, làm lại toàn bộ vách nhà, sắp xếp lại sàn gỗ… Nguyên vật liệu như tranh, tre, nứa, dây mây do người dân tìm kiếm trong tự nhiên và đóng góp. Trong đó, mỗi phụ nữ trong độ tuổi lao động đóng góp 10 bó tranh, còn đàn ông đóng góp dây mây, tre nứa…

Làng Kon Mah sửa chữa nhà rông truyền thống. Ảnh: Hoàng Ngọc

Làng Kon Mah sửa chữa nhà rông truyền thống. Ảnh: Hoàng Ngọc

Già làng Ngưm cho biết, làng phân chia thành 5 tổ, mỗi tổ có đủ nam, nữ, già, trẻ. Các tổ sẽ được phân công công việc cụ thể như lợp mái, đan vách bằng tre nứa, cột dây mây.

Kon Mah là một trong 4 làng Bahnar của xã Hà Tây còn bảo tồn được kiến trúc nhà rông truyền thống điển hình với nguyên vật liệu hoàn toàn tự nhiên. Nhà rông của làng được làm lại từ cuối năm 2011, tiến hành sửa chữa lần đầu vào năm 2015, đến tháng 3-2024 sửa chữa lần thứ 2. Đồng bào Bahnar luôn có ý thức gìn giữ và bảo tồn giá trị văn hóa đặc sắc được trao truyền lại.

Mỗi phụ nữ trong độ tuổi lao động đóng góp 10 bó tranh để sửa ngôi nhà chung của làng. Ảnh: Hoàng Ngọc

Mỗi phụ nữ trong độ tuổi lao động đóng góp 10 bó tranh để sửa ngôi nhà chung của làng. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đây cũng là hoạt động cho thấy sự cố kết bền chặt, tinh thần đoàn kết của cộng đồng Bahnar ở làng Kon Mah. Tất cả người dân đều có ý thức tự nguyện, tự giác, đóng góp sức người trong việc chung của làng.

Dự kiến làng cúng về nhà rông mới vào đầu tháng 4-2024.

Khung nhà rông sau khi tháo hết phần mái tranh cũ để chuẩn bị lợp mái mới

Khung nhà rông sau khi tháo hết phần mái tranh cũ để chuẩn bị lợp mái mới

Công việc lợp mái dành cho đàn ông trong làng

Công việc lợp mái dành cho đàn ông trong làng

Từng bó tranh được đưa lên đỉnh mái bằng ròng rọc dây thừng

Từng bó tranh được đưa lên đỉnh mái bằng ròng rọc dây thừng

Mái tranh dày khoảng 3 gang tay người lớn

Mái tranh dày khoảng 3 gang tay người lớn

Làng chia thành 5 tổ và được phân công công việc cụ thể như đan vách, lợp mái...

Làng chia thành 5 tổ và được phân công công việc cụ thể như đan vách, lợp mái...

Người dân đan vách nhà bằng tre nứa

Người dân đan vách nhà bằng tre nứa

Một nhóm cột mây cố định các thanh tre nứa để đỡ vách

Một nhóm cột mây cố định các thanh tre nứa để đỡ vách

Những mối mây bền chặt, giúp nhà rông vững vàng, sừng sững qua bao nắng mưa

Những mối mây bền chặt, giúp nhà rông vững vàng, sừng sững qua bao nắng mưa

Những mối cột bằng dây mây đều tăm tắp

Những mối cột bằng dây mây đều tăm tắp

Cộng đồng làng Kon Mah chung tay góp sức sửa chữa nhà rông

Cộng đồng làng Kon Mah chung tay góp sức sửa chữa nhà rông

Có thể bạn quan tâm

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

(GLO)- Tồn tại qua nhiều thế hệ, khu nhà mồ làng Kép 1 (xã Ia Ly, tỉnh Gia Lai) là một trong những điểm đến của người dân và du khách khi muốn tìm hiểu về văn hóa của đồng bào Jrai. Cũng bởi nơi này có một “rừng tượng” được tạc từ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân trong làng.

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Mùa dã quỳ xanh lá

Mùa dã quỳ xanh lá

(GLO)- Những ngày này, dạo quanh các cung đường từ xã Đak Đoa về phường Pleiku, từ xã Bàu Cạn đi xã Ia Dom, thi thoảng, tôi gặp những vạt dã quỳ mướt xanh vươn mình đón gió. Lại thấy, mùa dã quỳ xanh lá ngân hoài một vẻ đẹp riêng.

Ông từ giữ đình cứu sống cây đa cổ thụ

Ông từ cứu sống cây đa cổ thụ ở An Khê đình

(GLO)- Vô tình bị lửa “thiêu”, cây đa cổ thụ phía sau An Khê đình (Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo, phường An Khê) suy yếu dần, có nguy cơ bị chết. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông Ngô Văn Đường-Câu đình (người trông giữ, hương khói đình làng) đã cứu sống cây đa này.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

null