Nhà rông của người Bahnar ở Hà Tây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tôi vừa trở về từ xã Hà Tây (huyện Chư Păh), một vùng đất cách Pleiku chừng 55–60 km, giáp giới tỉnh= Kon Tum. Hà Tây có 9 làng, gồm 587 hộ với trên 3.600 khẩu, chủ yếu là đồng bào Bahnar. Đáng tự hào là xã này hiện có đến 10 nhà rông. Theo đó, ngoại trừ 3 nhà rông lợp tôn hoặc ngói, 7 nhà rông còn lại đều được làm bằng vật liệu tranh tre, theo kiểu truyền thống. Nhìn những mái nhà rông uy nghi, đẹp đẽ của Hà Tây luôn được người dân “trọng dụng”, trong sự so sánh với cái cô đơn không đáng có của hàng loạt nhà rông bê tông, mái tôn, không thể không gợi lên đôi điều phải nghĩ.
Nhà rông làng Sơlăl. Ảnh: N.Q.T
Nhà rông làng Sơlăl. Ảnh: N.Q.T

Về cơ bản, Hà Tây là một xứ Đạo (Thiên Chúa giáo có mặt ở đây tương đối sớm), niềm tin đối với tín ngưỡng cổ truyền của bà con địa phương không còn sâu đậm như ở đa phần các xã thuộc huyện Kbang hay Kông Chro. Tuy thế, phải nói ngay rằng, Hà Tây có thể được xem là nơi đã và đang sở hữu những ngôi nhà rông đẹp nhất Gia Lai. Vì sao một số nơi đã và đang (vô tình hoặc hữu ý) trôi theo xu hướng xây dựng loại công trình kể trên bằng sắt thép, xi măng thì Hà Tây lại vẫn một mực chọn vật liệu tự nhiên cho “thiết chế” dân gian này?

Từ trước đến nay, lí do làm nhà rông bê tông, lợp tôn thường được nêu ra là do không có cây gỗ, thiếu tranh tre. Trả lời thắc mắc này, nhiều người dân ở Hà Tây đều cho rằng đó là một phần thực tế. Tuy nhiên, làm nhà rông không phải là việc của một vài tháng mà luôn là đại sự, cả làng phải chuẩn bị trong vài ba, thậm chí dăm bảy năm. Do đó, khó khăn nào cũng khắc phục được, nếu ta quyết tâm, một cán bộ Đoàn xã khẳng định. Dù đã chuyển đổi niềm tin, nhưng tại đây vai trò của già làng vẫn rất mạnh. Khi các già làng đã quyết làm nhà rông tranh tre, thì dù có vất vả thế nào, cộng đồng cũng sẽ tuân theo, nhiều người dân sở tại vui vẻ cho biết. Nghe nói tranh hiếm lắm cơ mà? Ông Day- Chủ tịch UBND xã cũng đồng thời là con dân làng Kon Băh, nơi đang xây dựng một nhà rông hoành tráng bậc nhất khu vực này đáp lời tôi: Cỏ tranh thiếu… cha gì. Già làng qui định mỗi hộ mấy bó hoặc mỗi khẩu một vài bó là đủ lợp nhà rông chứ khó khăn gì? Vậy sao xã mình vẫn còn nhà rông tôn (dù là tôn cách nhiệt) và nhà rông lợp ngói? Do “người ta” cả thôi, ông Day tiếp lời, trước kia, cứ hô hào làm nhà rông kiểu này cho nhanh mà… Chưa chịu thua, tôi hỏi tiếp: Thế cái nhà rông đang đứng thu lu bên hàng rào Ủy ban xã, cửa khóa im ỉm quanh năm kia là vì sao? Đó là “nhà rông tiểu điền”, nghĩa là xã mình hỗ trợ công ty kia 100 héc ta đất, thì họ giúp cho một cái nhà rông. Nhà xi măng ấy “ăn” hết hơn 150 triệu đó…
“Nhà rông tiểu điền”. Ảnh: N.Q.T
“Nhà rông tiểu điền”. Ảnh: N.Q.T

Để có chi phí cho việc làm nhà rông, ở Hà Tây, các làng luôn chuẩn bị từ trước. Thanh niên thường kiếm việc gì đó ở bên ngoài làm thêm để kiếm tiền, còn phụ nữ, người lớn tuổi hơn thì có thể sẽ chung tay tỉa thêm vạt bắp hoặc rẫy mì, tới mùa bán đi lấy tiền. Để công việc hiệu quả, mỗi làng thường tự chia ra làm 3 hoặc 4 tổ sản xuất, mạnh yếu hỗ trợ lẫn nhau. Tương tự như vậy, việc lấy cây, đan lát cũng được phân công rành rọt. Chẳng hạn, tuần đầu khi dựng nhà rông (thường là vào tháng 1, 2 dương lịch, nông nhàn) tất cả đàn ông trong làng phải tham gia nhưng các tuần sau đó thì chỉ làm vào hai ngày cuối tuần; cho đến khi lợp mái, mới huy động tổng lực… Không thấy ai chỉ đạo cụ thể nhưng trăm người như một, bà con Bahnar ở đây, luôn tự giác làm việc một cách say sưa. Theo anh Yăih, cán bộ Văn hóa xã thì khi làng làm nhà rông, dù có bận bịu đến mấy, cũng ít ai dám vắng mặt. Bởi, đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm tự hào, vì đã được tham gia vào công trình chung, quan trọng bậc nhất của cộng đồng.

Một nhà văn đã viết rất đúng, rằng nhà rông là trái tim của làng. Trái tim ấy chỉ có thể đập khi mà cộng đồng cần có nó. Và, nó sẽ mãi mãi chỉ là cái xác vô hồn, khi không được cộng đồng chấp nhận. Tôi đã đi qua hàng trăm làng xã Jrai, Bahnar, đã ngủ nhờ trong hàng chục nhà rông tranh tre, nứa lá mát mẻ, tiện dụng của đồng bào. Tôi cũng đã thử chui vào rồi lại vội vàng vọt ra thật nhanh khi buộc phải tiếp cận với hàng loạt nhà rông xi măng, lợp tôn hầm hập nóng về mùa khô và lạnh lẽo khi mưa  trút nước. Mới hay, ở trên đời này, cái gì tồn tại cũng đều có lí do của nó.
Nguyễn Quang Tuệ

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: HUYỀN TRANG

Những ngày cuối năm

(GLO)- Vậy là đoàn tàu thời gian đã đến ga “tháng Chạp”. Có lẽ vì là ga cuối nên cuộc hành trình dường như chậm lại trong biết bao nỗi niềm bâng khuâng của lữ khách.

Ảnh minh họa: HUYỀN TỶ

Thơ Võ Duy: Khói đổi mùa

(GLO)- Không chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, "Khói giao mùa" của tác giả Võ Duy còn phản ánh sự chuyển mình trong tâm hồn con người, sự đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, giữa những kết thúc và khởi đầu mới tốt đẹp trong cuộc sống.

Thắng cảnh Biển Hồ. Ảnh: Phạm Quý

Phố núi tình thân

(GLO)- Pleiku đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Vẻ đẹp hoang sơ và tình cảm của con người nơi đây khiến không ít người tìm đến Pleiku như là một điểm dừng chân thú vị.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Hoài niệm Tết

(GLO)-Tết vừa gợi nên biết bao yêu thương nhưng cũng là nỗi lo của người lớn. Nhưng Tết hiện diện trong suy nghĩ của trẻ con thì khác, nó háo hức, chộn rộn trong tiếng cười, trong tiếng vỗ tay reo vui khi thấy mẹ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa và mua bánh kẹo. Và, Tết luôn đầy màu sắc, đầy tiếng cười vui.

Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- Mùa này, trên khắp nẻo núi đồi, thung xa hay trong mỗi vườn nhà, những chồi non lộc biếc bắt đầu mởn xanh trong gió, rực rỡ đón chào năm mới.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.