Đắk Lắk: Phụ huynh lo lắng khi con em đi học lại vào mùng 6 Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk ban hành văn bản cho học sinh đi học lại từ ngày 17-2 (mùng 6 Tết), nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng.
Ngày 15-2, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Đắk Lắk ban hành văn bản cho học sinh đi học lại từ ngày 17-2. Sau khi văn bản đăng tải trên mạng xã hội Facebook, nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng khi tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Văn bản cho học sinh đi học từ mùng 6 Tết của Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk.
Văn bản cho học sinh đi học từ mùng 6 Tết của Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk.
Theo đó, trẻ mầm non, học sinh, sinh viên, học viên các cơ sở GD-ĐT trên địa bàn đi học trở lại từ ngày 17-2 sau thời gian nghỉ học phòng chống dịch Covid-19 và nghỉ Tết nguyên đán.
Sở GD-ĐT yêu cầu các đơn vị giáo dục tổ chức vệ sinh trường, lớp học trước khi đón học sinh, sinh viên trở lại trường học; thường xuyên vệ sinh môi trường, đảm bảo các điều kiện vệ sinh phòng bệnh cho học sinh, sinh viên và cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên.
Kiểm tra, theo dõi thường xuyên tình hình sức khỏe của học sinh, cán bộ, giảng viên và yêu cầu thực hiện nghiêm túc "thông điệp 5K" và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp về phòng, chống dịch…
Sau khi văn bản đăng tải trên mạng xã hội Facebook, nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng, chưa yên tâm cho con tới trường trong khi tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.
Một phụ huynh thắc mắc, ngày 17-2 là thứ Tư, còn 3 ngày nữa là hết tuần trong khi dịch bệnh đang phức tạp, sao không cho học sinh nghỉ hết tuần như nhiều tỉnh để xem xét và đưa ra chỉ đạo. Một phụ huynh khác cho rằng, trong dịp Tết nguyên đán Tân Sửu, hàng ngàn người từ vùng dịch về Đắk Lắk, mùng 6 Tết có thể chưa xác định được có nguồn lây nhiễm hay không, việc cho học sinh đi học là không yên tâm…
Trả lời những thắc mắc này, ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk cho biết Sở đã xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh và thống nhất theo kế hoạch nghỉ Tết từ trước.
Bên cạnh đó, đến thời điểm này, Đắk Lắk chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 nào nên mọi hoạt động cũng nên diễn ra bình thường. Sở cũng yêu cầu các đơn vị phải luôn luôn nâng cao tinh thần phòng chống dịch. "Phụ huynh lo lắng cũng là chuyện bình thường về tâm lý. Con em đi học phải thực hiện nghiêm thông điệp 5K" - ông Khoa nói thêm.
Hiện Đắk Lắk chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 nào, tuy nhiên tỉnh này cũng đang cách ly y tế hàng ngàn người là F1, F2 và người từ vùng dịch về. 
Theo NLĐO

Có thể bạn quan tâm

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.