Đại gia Việt và những phụ nữ quyền lực thầm lặng phía sau

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đứng sau các đại gia Việt là những người phụ nữ giỏi giang, giàu có nhưng họ chưa từng xuất hiện trên truyền thông, gây tò mò với công chúng.

1. Đoàn Nguyên Đức - Ông chủ Hoàng Anh Gia Lai

 

 

Ông Đoàn Nguyên Đức, còn gọi là bầu Đức (SN 1962) - ông chủ của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) được biết đến là người vô cùng kỹ và kín tiếng, bởi hầu như không bao giờ nhắc đến vợ, cho đến khi đại gia Việt này chia sẻ về "hậu phương" của mình trong một chuyến đi đến Myanmar bàn chuyện làm ăn.

Cụ thể, ba người con của bầu Đức lần lượt là Đoàn Hoàng Anh; Đoàn Hoàng Nam và Đoàn Hoàng Nam Anh. Người vợ của ông cũng ở bên Singapore để tiện chăm sóc và giáo dục con cái. Vì thế, chẳng mấy khi vị phu nhân của đại gia này xuất hiện trước công chúng. Ông Đức nói: “Vợ phải toàn tâm toàn ý chăm con”.

Vị Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn HAGL từng chia sẻ, chuyện con cái, gia đình đều do một tay vợ ông lo hết. Nhìn ông lặn lội trên thương trường với nhiều khổ cực, vất vả, bà Ngọc Bích đã khuyên ông nghỉ việc, tuy nhiên bầu Đức lại "xin" vợ cho mình làm thêm vài năm nữa. Hơn 20 năm nay, ông cũng chưa từng tổ chức một chuyến du lịch nào cho bản thân và gia đình.

2. Tỷ phú đôla Phạm Nhật Vượng.

 

Mặc dù cái tên Phạm Nhật Vượng thuộc diện được tìm kiếm hàng đầu ở Việt Nam, nhưng hiếm khi người ta thấy ông xuất hiện rình rang ở chốn đông người. Vị đại gia này rất khiêm nhường và vô cùng kiệm lời. Mọi thông tin về ông, cho đến giờ, phần nhiều là từ sự bàn tán sau những công trình, dự án “khủng” mà Vingroup không ngừng dựng xây trong hơn 10 năm qua. Không chỉ thông tin về bản thân, vị đại gia này còn giấu người bạn đời của mình tương đối kỹ, gây tò mò với công chúng.

Được biết, ông chủ Tập đoàn Vingroup kết hôn cùng bà Phạm Thu Hương khi còn ở Ukraina. Năm 2011, khi Vingroup ra đời sau thương vụ M&A lớn chưa từng có tại Việt Nam, bà Hương chính thức trở thành một trong nữ tướng quan trọng của tập đoàn này với khối tài sản 2.891 tỷ đồng. Nữ doanh nhân này cũng vươn lên trở thành người giàu thứ ba Việt Nam (chỉ đứng sau chồng là ông Phạm Nhật Vượng và ông Đoàn Nguyên Đức).

Các năm sau đó, tài sản của bà liên tục tăng với 2.963 tỷ đồng (2012), 3.436 tỷ đồng (2013), 3.481 tỷ đồng (2014), 4.196 tỷ đồng (2015)… Bà Phạm Thu Hương cũng liên tiếp là người phụ nữ giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán và góp mặt trong top 3 những người giàu nhất Việt Nam. Điều đặc biệt, bà Phạm Thu Hương là người trực tiếp tham gia sâu vào công tác điều hành của Vingroup. Đây là sự khác biệt lớn của bà so với vợ của những đại gia khác tại Việt Nam.

3. Ông chủ Hòa Phát Trần Đình Long.

 

Nhiều năm liên tiếp lọt vào top những người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt, là cổ đông lớn của tập đoàn Hòa Phát, nắm tài sản quy ra tiền mặt hơn 2.000 tỷ đồng, song chưa một lần bà Vũ Thị Hiền – vợ ông Trần Đình Long – xuất hiện trước công chúng.

Các thông tin về bà Hiền được công bố công khai gần như không có gì, thậm chí chỉ là một bức ảnh. Cho đến thời điểm hiện tại, cũng giống như vợ các đại gia Việt ở trên, tất cả những gì về người phụ nữ quyền lực này vẫn là một điều bí ẩn.

4. Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC.

 

Người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2016. Vợ ông là bà Lê Thị Ngọc Diệp xếp vị trí thứ 4 trong danh sách 10 phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Nếu cộng cả tài sản của ông Trịnh Văn Quyết thì hai vợ chồng “đại gia” này sở hữu số tài sản khổng lồ với hơn 48.087 nghìn tỷ đồng.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Bất thường cổ phiếu LDG

Bất thường cổ phiếu LDG

Dù đang có tổng nợ vay lên tới 893 tỷ đồng, ghi nhận lỗ luỹ kế hơn 1.375 tỷ đồng và từng bị nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục nhưng cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư LDG vẫn tăng trần 5 phiên liên tiếp, từ 2.500 đồng lên 3.470 đồng/cổ phiếu.

Sáng tạo bắt đầu từ mỗi chi tiết máy

Sáng tạo bắt đầu từ mỗi chi tiết máy

(GLO)- Giữa công xưởng sản xuất Công ty TNHH Mountech-Chi nhánh Bình Định (hoạt động trên lĩnh vực may mặc ở phường Bình Định, tỉnh Gia Lai), những công nhân kỹ thuật như anh Võ Sỹ Hậu và anh Lê Xuân Cảnh đã lặng lẽ cống hiến bằng những sáng kiến nhỏ mà hiệu quả lớn.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn tiếp Tập đoàn Công nghệ SOS của Úc

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn tiếp Tập đoàn Công nghệ SOS của Úc

(GLO)- Ngày 1-7, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn đã có buổi làm việc với ông Greg Soster-Giám đốc Tập đoàn Công nghệ SOS (Úc) và đại diện Hiệp hội Du lịch Úc tại Việt Nam. Buổi làm việc nhằm trao đổi, tìm hiểu tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực du lịch, bất động sản và công nghệ xây dựng.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Doanh nghiệp kỳ vọng cuộc 'cách mạng hành chính'

Doanh nghiệp kỳ vọng cuộc 'cách mạng hành chính'

Chỉ còn 2 tuần nữa, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức vận hành trên cả nước. Một cuộc "cách mạng" tái cấu trúc toàn diện từ không gian địa lý đến bộ máy, con người... đang thổi một làn gió mới đầy hào hứng tới cộng đồng doanh nghiệp.

null