Đà Nẵng: Trồng lan Mokara, U60 vẫn sắm được xe hơi tiền tỷ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Từng là ông chủ của một doanh nghiệp sản xuất nước đá, nhưng do công việc kinh doanh không thuận lợi, ông Hồ Ngọc Giao (62 tuổi) ở thôn Nhơn Thọ 1, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng chọn mô hình trồng lan Mokara làm hướng khởi nghiệp để phát triển kinh tế cho gia đình. Với mô hình trồng hoa lan Mokara cắt cành này, mỗi năm ông Giao thu lãi hơn 300 triệu đồng và nhờ trồng lan gia đình ông đã sắm ô tô tiền tỷ.

 

Khởi nghiệp ở tuổi 60

Trò chuyện cùng phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Hồ Ngọc Giao cho biết, trước đây ông làm sản xuất nước đá, tuy nhiên do lớn tuổi cùng với sự khó khăn trong kinh doanh nên ông chuyển nghề. Nhận thấy hoa lan Mokara đang được thị trường ưa chuộng, tuy nhiên ở Đà Nẵng loại hoa này chưa được trồng nhiều, phải nhập từ các nơi về, từ đó ông bắt đầu xây dựng mô hình trồng lan Mokara.



 

Nhờ trồng hoa lan Mokara mà ông Hồ Ngọc Giao (62 tuổi) ở thôn Nhơn Thọ 1, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng đút túi 300 triệu đồng/năm.
Nhờ trồng hoa lan Mokara mà ông Hồ Ngọc Giao (62 tuổi) ở thôn Nhơn Thọ 1, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng đút túi 300 triệu đồng/năm.



Ông Giao cho biết thêm, năm 2017 từ nguồn vốn tích góp được và ông đã vay thêm ngân hàng 500 triệu đồng từ Ngân hàng Agribank để xây dựng mô hình trồng lan Mokara. Ban đầu do kinh nghiệm chưa nhiều, vốn ít nên ông chỉ đầu tư 7.000 cây lan Mokara, vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm, ông tiếp tục mở rộng diện tích trồng.

 

 Mô hình trồng lan Mokara của ông Giao đang phát triển tốt, đem lại giá trị kinh tế cao.
Mô hình trồng lan Mokara của ông Giao đang phát triển tốt, đem lại giá trị kinh tế cao.



“Qua tìm hiểu, tôi được biết tất cả các shop hoa, khách sạn, resort đều phải nhập hoa lan Mokara từ TP.HCM. Hơn nữa, nhiệt độ ở Đà Nẵng rất hợp cho hoa lan Mokara nên tôi có ý tưởng xây dựng riêng một cơ sở, một mô hình sản xuất và nhân giống hoa lan Mokara mới hiệu quả. Qua thực tế đi tham quan học kinh nghiệm trồng lan Mokara tại một số mô hình ở TP.HCM, Đà Lạt, học hỏi kinh nghiệm trồng hoa lan qua sách báo, internet tôi bắt tay vào việc xây dựng mô hình…”, ông Giao nhớ lại.


 

Hiện nay, vườn lan Mokara của ông Giao đã phát triển lên hơn 15.000 cây, với diện tích 5.000m2.
Hiện nay, vườn lan Mokara của ông Giao đã phát triển lên hơn 15.000 cây, với diện tích 5.000m2.



Sau hơn 3 năm xây dựng, phát triển vườn lan Mokara, đến nay khu vườn lan Mokara của ông đơm hoa rất đẹp đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao và dần dần khẳng định thương hiệu của mình. Thừa thắng xông lên, ông tiếp tục đầu tư mở rộng vườn hoa lan Mokara của mình. Đến nay, vườn lan Mokara của ông đã phát triển lên hơn 15.000 cây, với diện tích 5.000m2.

 Thu lãi trên 300 triệu/năm

Theo ông Giao, trồng lan Mokara không quá khó, nhưng phải chú trọng khâu chọn giống, vì sẽ quyết định chất lượng hoa. Lan Mokara được trồng trên những luống hình chữ nhật xây bằng gạch, rộng từ 0,7-1,2m, để trồng từ 2-4 hàng lan. Chiều cao của luống tính từ mặt đất là 30cm. Luống cách luống 0,5m để làm lối đi, tạo khoảng cách để cây phát triển đồng đều.



 

Lan Mokara được trồng trên những luống hình chữ nhật xây bằng gạch, rộng từ 0,7-1,2m, để trồng từ 2-4 hàng lan.
Lan Mokara được trồng trên những luống hình chữ nhật xây bằng gạch, rộng từ 0,7-1,2m, để trồng từ 2-4 hàng lan.


Bên dưới mỗi luống trải lót một lớp cát mịn, tiếp theo là đất, trên cùng rải lớp vỏ lạc. Cây lan Mokara con được buộc vào các nẹp để khỏi bị đổ ngã. Từ khi xuống giống lan Mokara đến khi cho hoa là 12 tháng; thu hoa quanh năm. Cây lan giống Mokara chủ yếu nhập khẩu từ Thái Lan và chiết tại vườn. Cây lan giống đem trồng phải sạch bệnh, có nguồn gốc rõ ràng.


 

 Mỗi cành lan Mokara như thế này có giá bán từ 8.000 - 10.000 đồng.
Mỗi cành lan Mokara như thế này có giá bán từ 8.000 - 10.000 đồng.



Theo kinh nghiệm trồng lan của ông Giao, đất trồng lan Mokara phải cao ráo, thoáng mát và có tỷ lệ cát cao. Hiện ông đã đầu tư xây dựng nhà lưới, lắp đặt hệ thống tưới bằng vòi phun sương tự động, sản xuất hoa Mokara theo hướng công nghệ cao, đã giảm được lao động, hoa phát triển tốt, đem lại năng suất cao.

 

Vườn lan Mokara sản xuất theo hướng công nghệ cao của ông Giao được đầu tư nhà lưới, hệ thống phun sương tự động, đã cho năng suất bông cao.
Vườn lan Mokara sản xuất theo hướng công nghệ cao của ông Giao được đầu tư nhà lưới, hệ thống phun sương tự động, đã cho năng suất bông cao.



“Trung bình 3 ngày, tôi cắt cành lan một lần. Với giá dao động từ 8.000-10.000 đồng/cành lan Mokara như hiện nay, sau khi trừ chi phí, tôi thu về hơn 25 triệu đồng/tháng, cả năm tôi thu về hơn 300 triệu đồng, nhờ vậy cuộc sống gia đình khá giả hơn trước. Năm nay tôi dự định tiếp tục học hỏi kinh nghiệm trồng lan, mở rộng quy mô mô hình trồng lan Mokara để cung cấp cho thị trường, cũng như nâng cao thu nhập cho gia đình…”, ông Giao phấn khởi nói.


 

Nhờ trồng lan Mokara mà ông Giao xây dựng được nhà cửa khang trang, sắm được ô tô.
Nhờ trồng lan Mokara mà ông Giao xây dựng được nhà cửa khang trang, sắm được ô tô.



Ông Trần Bùi Quốc Bình-Chủ tịch UBND xã Hòa Phước nhận xét, vườn lan Mokara của ông Hồ Ngọc Giao là một mô hình kinh tế điển hình ở xã Hòa Phước. Ngoài việc làm kinh tế giỏi, ông còn nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật trồng lan Mokara, bên cạnh đó ông còn giải quyết cho 3-5 lao động cho địa phương, với mức lương từ 5-6 triệu đồng/tháng. Thời gian tới, địa phương sẽ khuyến khích nhân rộng mô hình trồng hoa này, đồng thời phát triển làng hoa Nhơn Thọ để nâng cao thu nhập cho bà con…

 

http://danviet.vn/muon-cach-lam-giau/da-nang-trong-lan-mokara-u60-van-sam-duoc-xe-hoi-tien-ty-1063573.html

Theo Hồ Phương - Thanh Ngọc (Dân Việt)
 

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.