Đà Nẵng: Ngắm vườn lan rừng trị giá hàng chục tỷ đồng với la liệt các loài hoa lan giả hạc đột biến đắt tiền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đang làm giáo viên, nhưng chị Nguyễn Thị Thu Hiền (43 tuổi, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng), chủ vườn lan BaNa GH lại bén duyên với nghề trồng hoa lan rừng. Đến nay chị Hiền đã sở hữu vườn lan rừng quý hiếm, nhiều loại hoa lan giả hạc đột biến với tổng trị giá hàng chục tỷ đồng.

Đam mê lan rừng, hoa lan giã hạc đột biến

Dẫn chúng tôi đi thăm quan vườn hoa lan rộng hơn 1.000m2, chị Hiền chia sẻ: "Trước kia từng là một cô giáo, sau này nghỉ việc về phụ giúp gia đình và bén duyên với cây hoa lan vào năm 2016. Thời điểm đó, tôi như bị "hút hồn" bởi vẻ đẹp của các loài hoa lan, nhất là hoa lan rừng...".

Bắt đầu thú vui tao nhã trồng hoa phong lan trong sân vườn nhà, chỉ với diện tích 35m2. Khi nhận thấy giá trị kinh tế cao của loài hoa lan và xu hướng phát triển của thị trường hoa lan, nên chị Hiền quyết định khởi nghiệp với mô hình trồng và bảo tồn hoa lan rừng...


 

 Vườn hoa lan BaNa GH của chị Hiền tọa lạc trên đường Trần Nam Trung (phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng).
Vườn hoa lan BaNa GH của chị Hiền tọa lạc trên đường Trần Nam Trung (phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng).


Ban đầu, chị Hiền thu mua cây lan từ thợ đi rừng ở nhiều tỉnh, thành để về nuôi trồng và chăm sóc. Sau quá trình thuần dưỡng cây cho ra hoa, mới bắt đầu tuyển chọn giữ lại những cây hoa đẹp để nhân giống bảo tồn, bán ra thị trường.

Khởi nghiệp từ niềm đam mê với cây lan rừng, chị Hiền gặp không ít khó khăn và thất bại. Không ít cây lan bị chết, vì chưa thuần với khí hậu, sinh trưởng kém, hoặc chăm sóc thời gian dài nhưng cây không ra hoa.

Đặc biệt, với điều kiện thời tiết khắc nghiệt của miền Trung, vườn phong lan chịu ảnh hưởng không nhỏ. Dẫu vậy, chị Hiền vẫn tiếp tục niềm đam mê, tự mày mò, tìm hiểu kiến thức nuôi trồng hoa lan từ internet, sách báo, bạn bè.


 

Vườn lan của chị Hiền rộng hơn 1.000m2.
Vườn lan của chị Hiền rộng hơn 1.000m2.



"Khi người trồng đã am hiểu rõ đặc trưng, điều kiện sống của từng giống lan, thì việc trồng và chăm sóc lan rất dễ. Chỉ cần thực hiện đúng kỹ thuật trồng và đảm bảo giá thể phù hợp, cây lan có thể sinh trưởng tốt. Quan trọng nhất, phải chọn được cây giống chất lượng, nguồn gốc rõ ràng thì cây hoa lan đó mới thực sự có giá trị", chị Hiền cho biết.

 

Để cây lan sinh trưởng tốt, cần chú ý đến các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thoáng gió, phân, nước.
Để cây lan sinh trưởng tốt, cần chú ý đến các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thoáng gió, phân, nước.



Nhìn chung, để lan rừng phát triển tốt, các yếu tố như ánh sáng, độ ẩm, thoáng gió, nhiệt độ cần được duy trì ở mức hợp lý.

Nên trồng lan trong nhà lưới để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào cây, trang bị quạt gió và hệ thống tưới phun sương tự động làm mát nền nhiệt. Đồng thời, chị Hiền nhập các loại phân bón từ Mỹ, Nhật, Đài Loan, Tây Ban Nha… để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây lan.


 

Vườn hoa lan BaNa GH của vợ chồng chị Hiền được nhiều khách hàng yêu thích hoa lan tin tưởng chọn làm địa chỉ cung cấp lan giống.
Vườn hoa lan BaNa GH của vợ chồng chị Hiền được nhiều khách hàng yêu thích hoa lan tin tưởng chọn làm địa chỉ cung cấp lan giống.


Bên cạnh đó, giá thể trồng thích hợp nhất cho sự phát triển của lan rừng là vỏ thông được nhập khẩu từ New Zealand. Thường xuyên theo dõi tình trạng phát triển của cây để kịp thời xử lý khi có sâu bệnh…

Khi được hỏi về thời điểm khó khăn nhất từ lúc bắt đầu khởi nghiệp, chị Hiền tâm sự, thời tiết là yếu tố tác động lớn đến sự phát triển của cây lan.

Nên trong đợt mưa lũ lịch sử miền Trung năm 2020 vừa qua, vườn hoa của chị bị thiệt hại một phần, do chạy bão quá nhiều lần, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Dù khó khăn là vậy, nhưng chị vẫn tiếp tục công việc, hăng hái tạo nên sức sống mới cho mô hình của mình.

 

Giống lan kiếm hồng Bà Nà được chị Hiền yêu quý như một đứa con tinh thần.
Giống lan kiếm hồng Bà Nà được chị Hiền yêu quý như một đứa con tinh thần.


Nâng niu chậu hoa lan đang khoe sắc, chị Hiền cho biết, chơi lan phải là người có đam mê, tỉ mỉ và cẩn thận để có những chậu lan đẹp.

Hiện vườn lan BaNa GH có các dòng hoa lan rừng chính như lan hoàng thảo giả hạc (hoàng thảo phi điệp - tên khoa học: Dendrobium anosmum), kiếm tiên vũ (Cymbidium Finlaysonianum), các loại lan hài (Paphiopedilum): hài Hồng, hài Táo, hài Vân, hài Đuôi Công, hài Hằng….

Vườn BaNa GH chủ yếu tập trung vào các cây lan đột biến như: kiếm Phan Trí, kiếm xanh Huế, kiếm Vị Hoàng, Nam Giang tiên vũ….; các loại hoa lan giả hạc đột biến như 5 cánh trắng (5CT) Phú Thọ, 5CT Hiển Oanh, 5CT Bạch Tuyết, phi điệp đột biến Hồng Yên Thủy, phi điệp đột biến Hồng Mỹ Nhân, phi điệp đột biến Hồng Minh Châu…


 

Từ đam mê chơi lan, đến nay chị Hiền đã sở hữu vườn lan uy tín có trị giá hàng chục tỷ đồng.
Từ đam mê chơi lan, đến nay chị Hiền đã sở hữu vườn lan uy tín có trị giá hàng chục tỷ đồng.


Trong đó, một số cây đột biến mà vườn chị Hiền may mắn tuyển chọn được như Nam Giang tiên vũ, vàng Phước Sơn, hồng Bà Nà, Trà My Kiếm… thuộc dòng kiếm tiên vũ. Các giống này được xem là những đứa con tinh thần, mang thương hiệu riêng của vườn lan BaNa GH.
Thu lãi hơn 1 tỷ đồng mỗi năm

Ngoài bảo tồn các giống hoa lan rừng quý hiếm, vườn lan của chị Hiền còn là địa chỉ cung cấp vật tư trồng lan như: chậu, phân, thuốc, đất trồng…. và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trồng lan cho nhiều người muốn học hỏi.

Đồng thời, để giảm thiểu rủi ro về kỹ thuật trồng hoặc yếu tố bất lợi của thời tiết, nhiều khách hàng mới tập chơi lan, chưa có kinh nghiệm nuôi trồng hoặc muốn đầu tư vào thị trường lan, có thể gửi cây tại vườn để chăm sóc. Nhà vườn luôn bao đầu ra khi khách hàng có nhu cầu xuất bán.  


 

 Mô hình trồng hoa lan rừng của chị Hiền đã tạo công ăn việc làm cho 4 lao động thường xuyên, với mức thu nhập ổn định 10 triệu đồng/người/tháng.
Mô hình trồng hoa lan rừng của chị Hiền đã tạo công ăn việc làm cho 4 lao động thường xuyên, với mức thu nhập ổn định 10 triệu đồng/người/tháng.


Anh Trần Công Thái - chồng chị Hiền cho hay, chỉ những người thực sự đam mê lan mới hiểu được giá trị cây lan đột biến và độ quý hiếm của nó.

Cây hoa lan đột biến càng đẹp, càng quý hiếm (ít người sở hữu) thì chúng có mức giá càng cao. Thông thường những loại lan đột biến được đo bằng centimet độ dài của cây hoặc theo đơn vị cá thể để tính giá trị.

Điển hình như cây hoa lan phi điệp đột biến 5CT Hiển Oanh được bán 15-20 triệu đồng/cây giống (dài từ 4-6cm), lan đột biến Hồng Mỹ nhân bán giá trên 50 triệu đồng đối với cá thể cây con giống, Kiếm Phan Trí giao động từ 150-500 triệu đồng/cá thể (thân), kiếm xanh Huế từ 25-70 triệu đồng/cây giống. Cây hoa lan đột biến giống càng khỏe mạnh, càng đẹp thì giá trị càng cao.


 

 Phong lan kiếm xanh Huế tại vườn chị Hiền được nhiều người tìm kiếm và sẵn sàng chi tiền “khủng” để bổ sung chúng vào bộ sưu tập lan của mình.
Phong lan kiếm xanh Huế tại vườn chị Hiền được nhiều người tìm kiếm và sẵn sàng chi tiền “khủng” để bổ sung chúng vào bộ sưu tập lan của mình.


Hiện nay, đời sống người dân ngày càng cao hơn, việc chơi lan và trồng lan ngày càng nhiều. Vì thế sau hơn 5 năm khởi nghiệp, thương hiệu hoa lan BaNa GH của vợ chồng chị Hiền có chỗ đứng trên thị trường, được người yêu thích sưu tầm hoa lan tin tưởng.

Nhiều khách hàng là nhà vườn, người đầu tư, người buôn bán hoa lan chọn làm địa chỉ tin cậy nhập cây giống thường xuyên để làm vườn hoặc bán lại...

Anh Thái bộc bạch: "Chơi lan không giống với thú chơi hoa cây cảnh khác, nó có giá trị riêng biệt về vẻ đẹp, thẩm mỹ và đa dạng chủng loại giống, không lo sợ thị trường bão hòa. Thị trường hoa lan đột biến hiện nay có thể nói ví von như thị trường "chứng khoán", có nhiều "mã cây" để khách hàng, người chơi, người đầu tư có thể lựa chọn theo sở thích và đam mê riêng, mỗi loại đều có giá trị riêng của nó".


 

 Từ việc trồng lan rừng, trung bình mỗi năm chị Hiền thu lãi hơn 1 tỷ đồng.
Từ việc trồng lan rừng, trung bình mỗi năm chị Hiền thu lãi hơn 1 tỷ đồng.


Song anh Thái khuyến cáo, những ai thực sự có niềm đam mê với hoa lan, am hiểu về nó thì mới nên đầu tư. Điều này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro lớn về thời tiết, kỹ thuật nuôi trồng, cũng như phân biệt được cây giống thật hay cây giống giả mạo.

Bởi những người không am hiểu, chưa có kinh nghiệm trong chọn mua cây giống, nếu không may chọn mua những nơi cung cấp, người bán không uy tín dẫn đến rủi ro sai giống; thậm chí bị lừa đảo (phần lớn người mới chơi thường mua qua mạng xã hội).

Vì 1 hoặc 2 năm sau cây giống trưởng thành mới cho hoa, khi đó sẽ nhận biết được cây có chuẩn giống hay không? Chỉ có một biện pháp duy nhất để kiểm chứng cây đúng hay sai, đó là lúc cây lan đang có hoa trên thân.


 

 Cũng nhờ mô hình trồng các loại hoa lan rừng quý hiếm mà chị Hiền đã xây dựng được nhà cửa khang trang, sắm được ô tô, nuôi các con ăn học...
Cũng nhờ mô hình trồng các loại hoa lan rừng quý hiếm mà chị Hiền đã xây dựng được nhà cửa khang trang, sắm được ô tô, nuôi các con ăn học...


Từ trồng hoa lan và kinh doanh vật tư phục vụ ngành lan, trung bình mỗi năm chị Hiền thu lãi hơn 1 tỷ đồng, dự kiến doanh thu năm 2021 khoảng 8-10 tỷ đồng. Mô hình trồng hoa lan rừng của chị Hiền đã tạo công ăn việc làm cho 4 lao động, với mức thu nhập ổn định 10 triệu đồng/người/tháng.

Chị Hiền vui vẻ nói: "Những lúc cả vườn lan cùng thi nhau nở hoa, khoe sắc, tôi thấy mình như đã thỏa được niềm đam mê. Nhưng hơn hết, việc nuôi trồng và bảo tồn thành công những giống lan rừng quý hiếm mới là niềm vui, là động lực để tôi cố gắng phát triển lớn mạnh hơn, nhân rộng mô hình trong thời gian tới".

 


Ông Hồ Đắc Lành - Chủ tịch Hội Nông dân phường Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) nhận xét, mô hình trồng hoa lan đột biến của vợ chồng chị Nguyễn Thị Thu Hiền và anh Trần Công Thái dù mới hoạt động hơn 5 năm nhưng đem lại nguồn thu nhập khá ổn định, cho giá trị kinh tế cao, mỗi năm lãi hơn 1 tỷ đồng. Hiện vườn hoa lan BaNa GH của vợ chồng chị Hiền trở thành mô hình trồng lan điển hình của địa phương, được nhiều người tìm đến để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm…


https://danviet.vn/da-nang-ngam-vuon-lan-rung-tri-gia-hang-chuc-ty-dong-cua-nu-giao-vien-bo-nghe-ve-lam-nong-dan-20210529121937457.htm

Theo Trần Hậu - Tuyết Nhung (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.