Cựu chiến binh Ia Chía thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Khi được hỏi về phong trào “Cựu chiến binh (CCB) giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” của địa phương, ông Ksor Do-Chủ tịch Hội CCB xã Ia Chía (huyện Ia Grai, Gia Lai)-tự hào: “Số hội viên có thu nhập từ 200 triệu đồng/năm trở lên hiện chiếm 1/4 tổng số hội viên toàn xã, trong đó có 4-5 hội viên thu nhập 500-700 triệu đồng/năm”.
  Cựu chiến binh Bùi Văn Dũng thành công với mô hình vườn-ao-chuồng-ruộng. Ảnh: Phương Dung
Cựu chiến binh Bùi Văn Dũng thành công với mô hình vườn-ao-chuồng-ruộng. Ảnh: Phương Dung
Để chứng minh điều mình vừa nói, Chủ tịch Hội CCB xã Ia Chía dẫn chúng tôi xuống thăm trang trại của ông Bùi Văn Dũng-một trong 4 hội viên có mức thu nhập cao trong xã. Trang trại của ông Dũng nằm biệt lập dưới thung lũng thuộc làng Beng. Con đường đất dài 700 m, dốc quanh co dẫn vào trang trại đang được gia đình cải tạo để đi lại thuận lợi hơn trong mùa mưa. Bên trong trang trại, giữa bạt ngàn màu xanh của lúa nước, cà phê, một ngôi nhà truyền thống của dân tộc Mường cũng đang dần hoàn thiện những khâu cuối cùng. Chẳng để chúng tôi kịp thắc mắc, ông Dũng giải thích ngay: “Tôi là người Mường gốc Cẩm Thủy, Thanh Hóa. Hơn 20 năm sống xa quê, cuối cùng tôi cũng dựng được một ngôi nhà truyền thống nhưng phải nhờ các anh em từ ngoài quê vào giúp, chứ người ở đây không làm được”.
Chia sẻ về cơ duyên gắn bó với mảnh đất biên giới Ia Chía, ông Dũng bộc bạch: “Năm 1995, tôi xuất ngũ và kết hôn với một cô giáo dạy Mầm non người Jrai, rồi định cư luôn tại đây. Do kinh tế hai bên gia đình đều khó khăn nên vợ chồng tôi phải bắt đầu từ đôi bàn tay trắng”. Để có tiền mua đất làm rẫy, hàng ngày, ông Dũng nhận chạy xe thuê. Cứ tích góp được đồng nào, ông bà lại mua đất trồng cây, khi thì 2-3 sào, có khi cả héc ta... Đến năm 2015, vợ chồng ông đã sở hữu 5 ha cao su, 3 ha cà phê, 2 ha điều, 8 sào lúa nước và 3 sào ao nuôi cá. “Hiện tại, gia đình không có ý định mở rộng thêm diện tích mà chỉ tập trung xây dựng mô hình vườn-ao-chuồng-ruộng để phát triển kinh tế bền vững”-ông Dũng chia sẻ. Người cựu binh này cho rằng, cà phê, hồ tiêu, cao su những năm gần đây giá cả rất bấp bênh nên phải chăn nuôi gia cầm để hỗ trợ qua lại.
Cũng nhờ cần cù, chịu khó nên sau 20 năm gắn bó với mảnh đất Ia Chía, Phó Chủ tịch Hội CCB xã Ngô Văn Trung trở thành một trong những tấm gương sản xuất, kinh doanh giỏi của địa phương với 3 ha cà phê và 1.000 trụ hồ tiêu. Mua 1 ha đất từ năm 1998 nhưng 2 năm sau, ông Trung mới trồng cà phê sau khi đã nắm chắc kỹ thuật. Ông luôn quan niệm, cây trồng phải được chăm sóc thường xuyên và có cách phòng trừ bệnh kịp thời thì mới khỏe mạnh. Vì vậy, ngay từ đầu, ông đã mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào từng khâu sản xuất. Nhờ đó, vườn cây luôn phát triển xanh tốt và cho năng suất cao, bình quân mỗi năm gia đình ông thu khoảng 500 triệu đồng (chưa trừ chi phí). Vào mùa vụ, gia đình ông còn giải quyết việc làm cho khoảng 20-25 lao động địa phương.
Theo Chủ tịch Hội CCB xã Ia Chía, toàn xã hiện có 169 hội viên thì có tới 120 hội viên trồng cà phê, hồ tiêu. Riêng cây điều thì hộ hội viên nào cũng trồng. Hiện nay, xã có khoảng 40 hội viên thu nhập mỗi năm từ 200 triệu đồng trở lên, trong đó có 4-5 hội viên thu nhập 500-700 triệu đồng/năm. Để giúp hội viên phát triển kinh tế, những năm qua, Hội CCB xã đã thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, cây-con giống, nguồn vốn... Đối với hội viên dân tộc thiểu số, Hội còn đứng ra tín chấp để họ mua phân bón trả chậm, hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ bệnh trên cây trồng, vật nuôi. “Hàng năm, Hội đều tổ chức 2 đợt cho hội viên đi tham quan, trao đổi kinh nghiệm và học tập những mô hình, cách làm hiệu quả. Nhờ đó, số hội viên khá, giàu trên địa bàn ngày càng tăng”-Chủ tịch Hội CCB xã cho hay. Cũng theo ông Ksor Do, sắp tới, Hội sẽ ra mắt Câu lạc bộ “CCB sản xuất kinh doanh giỏi” và dự kiến, trong năm 2018, Hội sẽ tập trung xóa 1 nhà dột nát cho hội viên nghèo, giúp 5 hộ hội viên thoát nghèo.
Phương Dung

Có thể bạn quan tâm

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.