Cuộc đua tỷ USD mua "siêu máy bay" của các tỷ phú Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cạnh tranh trong lĩnh vực hàng không không chỉ dừng lại ở việc giảm giá vé, khuyến mại mà là cuộc chạy đua của các đại gia khi mạnh tay chi cả tỷ USD để sắm hàng chục máy bay hiện đại bậc nhất thế giới. Ví như tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo chi hơn 20 tỷ USD, Vietnam Airlines hay tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng không nằm ngoài cuộc đua đó.
Mặc dù mới ra đời năm 2017, nhưng Bamboo Airway của ông Trịnh Văn Quyết đã sở hữu hàng chục "siêu máy bay". Hãng này vừa tiếp nhận chiếc tàu bay thân rộng Boeing 787 -9 Dreamliner đầu tiên. Chiếc máy bay này về Việt Nam đúng 10 tháng sau khi Tập đoàn FLC - cha đẻ của Bamboo Airways ký kết hợp đồng mua 10 máy bay 787 Dreamlines vào tháng 2/2019 của hai bên trước sự chứng kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Donal Trump ở Phủ Chủ tịch nước.
 
Chiếc Boeing 787-9 chính thức gia nhập đội bay của Bamboo Airways.
Hôm 3/11/2019, chiếc Airbus A320neo cũng chính thức gia nhập đội bay của Bamboo Airways. Đây là chiếc máy bay đầu tiên trong đơn hàng mua máy bay mà Bamboo Airways và Airbus đã ký kết năm 2018, đồng thời là chiếc máy bay Airbus A320neo đầu tiên của Việt Nam. Đại diện hãng bình luận phiên bản Airbus A320neo được trang bị động cơ đời mới Leap-1A từ CFM, cho phép máy bay giảm tới 15% lượng nhiên liệu tiêu thụ. Cabin của A320neo có chiều dài 27,51 m, độ rộng 3,70 m, cho phép tối đa 194 ghế.
Tuy nhiên, hãng tiếp tục tăng tiện nghi khoang khách bằng cách giảm cấu hình sắp xếp ghế xuống còn 170 chỗ, tối ưu hóa không gian ngồi, nghỉ chân cũng như ngả lưng, tăng diện tích lối đi trong khoang. Đặc biệt, Airbus A320neo của hãng cũng được tích hợp sẵn hệ thống wifi của Panasonic, giúp khách truy cập thông tin giải trí, nâng cao trải nghiệm trên chuyến bay.
Vào tháng 8/2018, Bamboo Airways cũng ký thoả thuận mua 20 máy bay Boeing 787 Dreamlines tại Washington D.C - Hoa Kỳ. Hai hợp đồng này sẽ đưa con số máy bay thân rộng mà Bamboo Airways sở hữu trong tương lai lên 30 chiếc với tổng giá trị 8,6 tỷ USD.
Hồi cuối tháng 10/2019, hãng hàng không Vietjet Air của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo và Tập đoàn chế tạo máy bay Airbus đã ký kết hợp đồng đặt mua 20 máy bay tầm xa thế hệ mới A321XLR. Với đặt hàng này, Vietjet sẽ trở thành một trong những hãng hàng không đầu tiên trên thế giới khai thác dòng máy bay tầm xa vượt trội này của Airbus nhằm hiện đại hóa đội bay, phục vụ kế hoạch mở rộng mạng bay quốc tế tầm bay tới 8.700 km trong thời gian tới.
Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cho hay đơn đặt hàng mới này nâng tổng đặt hàng của hãng với Airbus lên 186 máy bay, những chiếc A321XLR đầu tiên sẽ bàn giao cho Vietjet từ năm 2023.
Vietjet Air cũng là hãng hàng không đầu tiên và duy nhất của Việt Nam đặt mua tới 200 chiếc Boeing 737 Max. “Thương vụ” này có giá trị lên tới hơn 20 tỷ USD và Vietjet đang trong giai đoạn chờ tiếp nhận từ nhà chế tạo Mỹ.
Trước đó, từ tháng 7/2015, Vietnam Airlines đã trở thành hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam khai thác “siêu máy bay” Boeing 787-9 Dreamliner. Đáng nói, đến tháng 8/2019, Vietnam Airlines đã nhận chiếc Boeing 787-10 đầu tiên và hiện đang khai thác 3 “siêu máy bay” Boeing 787-10. Sang năm 2020, hãng hàng không quốc gia sẽ nhận thêm 3 máy bay Boeing 787-10 và tiến tới hoàn thiện đội bay thân rộng 19 chiếc dòng Boeing 787.
Vietnam Airlines cũng đã nhận 14 máy bay Airbus 350-900. Như vậy, hiện tại hãng hàng không quốc gia đang sở hữu 28 máy bay thân rộng và trở thành một trong số ít hãng trên thế giới cũng như khu vực châu Á - Thái Bình Dương có đội bay “siêu hiện đại” bậc nhất.
Nếu được Thủ tướng phê duyệt, hãng hàng không Vinpearl Air của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ bắt đầu cất cánh khai thác thương mại vào tháng 7/2020 với đội bay 6 chiếc thân hẹp Airbus 320-200 Neo, Airbus 321-200 Neo và Boeing 737-NG. Quy mô đội bay sẽ nâng lên 12 chiếc vào năm 2021.
Từ năm 2022, tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ bắt đầu khai thác tàu thân rộng từ 280 - 350 chỗ với 3 chiếc cho năm đầu tiên. Số lượng “siêu máy bay” sẽ tăng lên 6 chiếc vào năm 2023. Đến năm 2024, Vinpearl Air sẽ mua tiếp 3 máy bay thân rộng nữa và duy trì đội bay này tới năm 2025 với tổng số 30 chiếc.
A.Vũ (Dân Việt/ t/h)

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiến hành khảo sát và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.P

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiên phong lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng

(GLO)- Sau khi khảo sát và làm việc với đơn vị chủ rừng, Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree (TP. Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề nghị chủ trương thí điểm lập dự án trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh.

Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên đã áp dụng giải pháp kết nối tự động xuất HĐĐT theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng thuộc hệ thống. Ảnh: S.C

Cục Thuế tỉnh Gia Lai hỗ trợ doanh nghiệp kết nối tự động phát hành hóa đơn bán lẻ xăng dầu

(GLO)- Để hoàn thành mục tiêu 100% cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu áp dụng giải pháp kết nối tự động khi phát hành hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng, UBND tỉnh Gia Lai giao các sở, ban, ngành, địa phương phối hợp với Cục Thuế tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu.

Đón dòng đầu tư mới

Đón dòng đầu tư mới

Trong xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và diễn biến phức tạp về địa chính trị trên thế giới, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này