Công bố lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội và kiểm toán Nhà nước

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Sáng 21/7, Quốc hội tiếp tục bầu các chức danh quan trọng như Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Sáng 21/7, các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu bầu Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026 và thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022. (Ảnh: TTXVN)
Sáng 21/7, các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu bầu Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026 và thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022. (Ảnh: TTXVN)


Sáng 21/7, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự kiến nhân sự để bầu Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước.

Dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội khóa XV Vương Đình Huệ, Quốc hội đã thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước bằng hệ thống biểu quyết điện tử.

Sau đó, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu các chức danh này bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Theo kết quả kiểm phiếu, có 471/472 đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, bằng 94.59% tổng số đại biểu Quốc hội, 1 đại biểu không biểu quyết bằng 0.2% tổng số đại biểu Quốc hội. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu ông Trần Sỹ Thanh, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, giữ chức Tổng kiểm toán Nhà nước.


 

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Tổng Kiểm toán nhà nước bằng hệ thống biểu quyết điện tử. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Tổng Kiểm toán nhà nước bằng hệ thống biểu quyết điện tử. (Ảnh: PV/Vietnam+)


Có 475/475 đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, bằng 95,19% tổng số đại biểu Quốc hội. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu ông Y Thanh Hà Niê Kđăm - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương làm Chủ tịch Hội đồng Dân tộc.
 

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch Hội đồng Dân tộc bằng hệ thống biểu quyết điện tử. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch Hội đồng Dân tộc bằng hệ thống biểu quyết điện tử. (Ảnh: PV/Vietnam+)


Có 478/478 đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, bằng 95,79% tổng số đại biểu Quốc hội. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu ông Bùi Văn Cường, Ủy viên Trung ương Đảng làm Tổng Thư ký Quốc hội.
 

 Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Tổng Thư ký Quốc hội bằng hệ thống biểu quyết điện tử. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Tổng Thư ký Quốc hội bằng hệ thống biểu quyết điện tử. (Ảnh: PV/Vietnam+)


Cũng trong buổi sáng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả phê chuẩn nhân sự Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Ủy viên Thường trực và Ủy viên Chuyên trách. Cũng trong buổi sáng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022; thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022.

Trong phiên họp chiều, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021. Tiếp đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021; thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021./.

 


Chiều 20/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước. Trong đó, 3 gương mặt mới được giới thiệu lần đầu, gồm: Ông Y Thanh Hà Niê Kđăm - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương được đề cử vào vị trí Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, thay ông Hà Ngọc Chiến. Ông Nguyễn Phú Cường - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai được giới thiệu để bầu làm Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội. Thiếu tướng Lê Tấn Tới - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an được giới thiệu vào vị trí Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng-An ninh của Quốc hội, thay ông Võ Trọng Việt.

8 nhân sự khác trong danh sách vừa được bầu làm Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XV, là những người hiện đang giữ chức vụ Chủ nhiệm các Uỷ ban của Quốc hội tiếp tục được giới thiệu giữ chức danh này của khoá mới. Cụ thể: Ông Bùi Văn Cường - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Ông Hoàng Thanh Tùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Bà Lê Thị Nga - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. Ông Vũ Hồng Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng- Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Ông Nguyễn Đắc Vinh - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội. Bà Nguyễn Thúy Anh - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội. Ông Lê Quang Huy - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Ông Vũ Hải Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội. Đối với vị trí Tổng Kiểm toán nhà nước, ông Trần Sỹ Thanh tiếp tục được đề cử vào vị trí này. Các chức vụ Trưởng ban Công tác đại biểu và Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội (hiện bà Nguyễn Thị Thanh và ông Dương Thanh Bình đang đảm nhiệm) sẽ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XV phân công.


Theo Nhóm PV (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Ông Bùi Văn Khánh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ

Ông Bùi Văn Khánh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ

(GLO)- Sáng 19-12, HĐND huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) khóa IV đã khai mạc kỳ họp thứ 10 nhằm xem xét, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và đề ra phương hướng, giái pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2023. Dự họp có đồng chí Ngô Khắc Ngọc-Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh.
Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

(GLO)- Sáng 16-11, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai trao quyết định của Bộ Chính trị cho ông Trần Quốc Cường-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thôi giữ chức Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên nhiệm kỳ 2020-2025. Quyết định có hiệu lực từ 15-11.
Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ban Tổ chức Trung ương công bố quyết định của Ban Bí thư về việc luân chuyển, chỉ định cán bộ tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đối với ông Đoàn Anh Dũng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.
Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

(GLO)- Đến năm 2026, các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập có 101.546 biên chế. Tổng biên chế công chức, biên chế của các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương bảo đảm đến hết năm 2026 là 103.300 biên chế.