Cổ phiếu nhà đại gia Cường đôla chưa hết vận đen đầu năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
Công ty Quốc Cường Gia Lai của đại gia Cường đôla chưa thể thót khỏi vận đen sau khi địa gia này rút lui.
Do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin, cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai của nhà Cường đôla đã bị Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HSX) đưa vào diện cảnh báo.
Cụ thể, từ ngày 15.2, cổ phiếu QCG của Cty cổ phần Quốc Cường Gia Lai chính thức bị đưa vào diện cảnh báo do vi phạm về nghĩa vụ công bố thông tin. Theo đó, cổ phiếu QCG đồng thời cũng không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ, nâng con số cổ phiếu không được giao dịch ký quỹ trên HOSE lên 80 đơn vị.
Cty cổ phần Quốc Cường Gia Lai đã có văn bản giải trình về những nội dung liên quan đến “ma trận khối nợ nghìn tỉ” cũng như các giao dịch góp, thoái vốn diễn ra từ năm 2013-2017. Cty cổ phần Quốc Cường Gia Lai cho biết, do liên tục có sự thay đổi nhân sự thư ký quản trị Công ty nên quá trình cập nhật các quy định quản trị còn hạn chế, hiểu chưa đúng về nội dung và thời hạn công bố thông tin. Phía Công ty cũng thừa nhận đã thiếu sót khi không công bố thông tin kịp thời mà chỉ ghi nhận kết quả các giao dịch tại báo cáo tài chính được công bố thông tin theo quy định khi hoàn tất.
Trước đó, như báo Lao Động đưa tin, cuối tháng 12.2018, sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM đã ra quyết định nhắc nhở vi phạm trên toàn thị trường đối với cổ phiếu QCG của công ty này về việc giao dịch chui cổ phiếu. Cụ thể, từ ngày 24.1.2013 đến ngày 26.8.2017, Quốc Cường Gia Lai có 14 giao dịch chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng với tổng giá trị các giao dịch trên 3.200 tỉ đồng, nhưng không công bố thông tin kịp thời mà chỉ ghi nhận kết quả các giao dịch tại báo cáo tài chính được công bố thông tin theo quy định khi hoàn tất.
“Việc công bố thông tin chậm, thiếu sót gây ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán và quyền lợi của nhà đầu tư” – quyết định nhắc nhở vi phạm của HSX nêu rõ.
Cũng trong đầu năm 2019, công ty của nhà Cường Đôla tiếp tục có hàng loạt quyết định về việc góp vốn, thoái vốn khỏi công ty con. Trong đó, doanh nghiệp giảm giá trị vốn mà công ty góp tại Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng xuống còn 261 tỉ đồng (giảm 195,3 tỉ đồng) trên tổng vốn điều lệ 290 tỉ đồng. Bên cạnh đó, HĐQT Quốc Cường Gia Lai cũng phê duyệt chủ trương giảm tỉ lệ vốn góp tại Công ty cổ phần Chánh Nghĩa Quốc Cường từ 74,68% xuống còn 30,8%. Công ty này vừa mới thành lập ngày 25.9.2018 với người đại diện pháp luật là bà Nguyễn Thị Như Loan.
Ngay trước Tết Nguyên Đán, Quốc Cường Gia Lai nhà Cường Đôla công bố đã hoàn tất việc chuyển nhượng 49,9% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Bất động sản Sông Mã.
Năm 2018 là một năm không mấy suôn sẻ với công ty Quốc Cường Gia Lai. Kinh doanh giảm sút, tài chính đóng băng, tồn kho nhiều. Trong đó "vận đen" lớn của doanh nghiệp này là vướng vào vụ lùm xùm mua hụt 30 ha đất công của Công ty Tân Thuận tại Phước Kiển, huyện Nhà Bè và bị thành phố yêu cầu thu hồi.
Ngoài ra, đáng quan tâm nhất là tình hình nợ nần của công ty này. Theo thông tin từ Cty cổ phần Quốc Cường Gia Lai cho biết, nợ phải trả tại thời điểm cuối năm 2018 đã giảm hơn 350 tỉ đồng, còn chưa đến 6.900 tỉ đồng, chiếm hơn 70% trong số này là các khoản phải trả ngắn hạn. Bên cạnh thực hiện các khoản vay ngân hàng nhằm mục đích bổ sung vốn lưu động, doanh nghiệp này còn mượn tiền của các cá nhân và tổ chức hơn 580 tỉ đồng.
Trong năm 2018, Quốc Cường Gia Lai đã tất toán nhiều khoản tiền mượn của Công ty Bất động sản Hiệp Phú, Nhà Hưng Thịnh, CVH Sparkle... nên danh mục giảm 1.140 tỉ đồng so với thời điểm đầu năm. Dù chưa giải quyết hết tiền mượn của bà Nguyễn Ngọc Huyền My - con gái Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thị Như Loan, nhưng công ty cũng đã hoàn trả gần 130 tỉ đồng. Bù lại, số tiền mượn từ bà Loan lại tăng lên gần 310 tỉ đồng. 
Báo cáo tài chính của Quốc Cường Gia Lai cho thấy doanh thu thuần năm 2018 giảm hơn 14% so với năm trước, chỉ còn khoảng 732 tỉ đồng. Lợi nhuận ròng cả năm xấp xỉ 100 tỉ đồng, chưa đến một phần tư so với năm trước. Trước đó, hồi giữa cuối tháng 11.2018, ông Nguyễn Quốc Cường - con trai bà Loan đã từ nhiệm thành viên HĐQT công ty và rời ghế Phó tổng giám đốc.
Gia Miêu (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Kỳ tích cao su vươn mình trên xứ sở Angko - Kampong Thom: Kỳ cuối-Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

Cao su vươn mình trên xứ sở Angkor - Kampong Thom: Kỳ cuối - Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

(GLO)- Bên cạnh xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Chư Sê - Kampong Thom luôn quan tâm cải thiện đời sống cho hơn 3.300 lao động tại Campuchia với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

(GLO)- Giải pháp đẩy mạnh hình thức cho vay dựa trên tài sản hình thành trong tương lai được đưa ra tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được xem là “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.

Gian nan thử sức

Gian nan thử sức

Ở thời điểm này, có lẽ câu "lửa thử vàng, gian nan thử sức" là đúng nhất với các doanh nghiệp xuất khẩu trước mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ áp cho VN.