Có gì trong kế hoạch tái thiết Gaza của Ai Cập được Liên hợp quốc và nhiều nước ủng hộ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ai Cập nhấn mạnh tính khả thi trong kế hoạch tái thiết Gaza trị giá 53 tỷ USD là một giải pháp thiết thực có thể được thực hiện mà không phải di dời người Palestine khỏi vùng đất của họ. Liên hợp quốc và nhiều nước ủng hộ kế hoạch này.

Hiện Ai Cập đang lên kế hoạch tổ chức một hội nghị quốc tế về tái thiết Gaza trên kết luận của Hội nghị thượng đỉnh Arập bất thường vào ngày 4-3. Kế hoạch này là một giải pháp thay thế cho kế hoạch của Mỹ nhằm di dời cư dân Gaza.

cac-em-nho.png
Các em nhỏ tại trại tị nạn Jabalia, dải Gaza, ngày 14-2-2025. Ảnh: TTXVN

Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty nhấn mạnh, các quốc gia Arập có khả năng tái thiết Gaza trong vòng 5 năm mà không phải di dời người Palestine khỏi vùng đất của họ. Tại Hội nghị thượng đỉnh ở Cairo, các nhà lãnh đạo Arập đã kịch liệt bác bỏ mọi nỗ lực ép buộc di dời người Palestine khỏi Gaza và Bờ Tây sang các nước láng giềng.

Tuyên bố cuối cùng của hội nghị nêu rõ các quốc gia Arập ủng hộ kế hoạch phản ứng của Ai Cập trước đề xuất của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc "Mỹ tiếp quản Gaza".

Ngoại trưởng Abdelatty cho biết, Hội nghị thượng đỉnh Arab đã nhất trí thông qua đề xuất khôi phục và tái thiết Gaza. Đồng thời, ông Abdelatty nêu bật sự cần thiết phải có một tiến trình chính trị để thành lập một nhà nước Palestine nhằm đảm bảo kế hoạch tái thiết diễn ra thành công. "Một "môi trường thuận lợi" và một lệnh ngừng bắn bền vững, an toàn là điều kiện tiên quyết cần thiết để thực hiện kế hoạch tái thiết Gaza"-ông Abdelatty nói thêm.

Tại hội nghị cũng đã có sự đồng thuận về các số liệu được đề xuất, đồng thời nhấn mạnh Gaza phải được quản lý bởi những người Palestine độc lập.

Kế hoạch tái thiết Gaza do Ai Cập soạn thảo nêu chi tiết một quy trình 3 giai đoạn, bao gồm giai đoạn phục hồi sớm và 2 giai đoạn tái thiết rộng rãi, để tạo ra một thành phố thông minh có đầy đủ cơ sở hạ tầng và các tiện nghi nâng cao. Nhằm đảm bảo không phải di dời cư dân Gaza, giai đoạn phục hồi sớm sẽ tạo ra 200.000 đơn vị nhà ở tạm thời cho những người không có nơi trú ẩn.

Ngoài ra, thành lập Ủy ban Quản lý Gaza là một thành phần trọng tâm của kế hoạch tái thiết Gaza, bao gồm các chuyên gia Palestine độc lập, để quản lý các công việc tại vùng lãnh thổ này trong giai đoạn chuyển tiếp dưới sự giám sát của Chính quyền Palestine.

Ủy ban Quản lý Gaza sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý quá trình phục hồi ban đầu và mở đường cho quá trình tái thiết lâu dài theo kế hoạch của Ai Cập.

Cụ thể, kế hoạch 5 năm của Ai Cập ước tiêu tốn khoảng 53 tỷ USD, trong bối cảnh cuộc xung đột kéo dài 15 tháng đã biến dải đất hẹp ven Địa Trung Hải của Palestine thành đống đổ nát. Trong đó, 3 tỷ USD sẽ được dành cho giai đoạn phục hồi sớm, 20 tỷ USD dành cho giai đoạn đầu của quá trình tái thiết (bao gồm cơ sở hạ tầng, các tòa nhà dịch vụ, 20.000 mẫu đất cần cải tạo và nhà ở lâu dài) và 30 tỷ USD cho giai đoạn sau (bao gồm xây dựng các khu công nghiệp, cảng cá, cảng biển và sân bay).

Cũng theo kế hoạch, gần một nửa cư dân Gaza sẽ được chuyển đến 7 khu vực an toàn trong vùng lãnh thổ này trong khi công việc tái thiết được tiến hành. Các lực lượng Arập và Liên hợp quốc sẽ được bố trí để giám sát các cửa khẩu biên giới trên bộ của Gaza. Một cảng mới trên Địa Trung Hải sẽ được xây dựng để tiếp nhận vật liệu và thiết bị xây dựng cho kế hoạch tái thiết Gaza.

Tuy nhiên, kế hoạch trên bị Mỹ phản đối và lập luận rằng kế hoạch 5 năm của Ai Cập không giải quyết được “thực tế” hiện tại tại vùng đất bị chiến tranh tàn phá này. Tổng thống Mỹ vẫn kiên định với tầm nhìn tái thiết Gaza không có Hamas.

Có thể bạn quan tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

(GLO)- Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra mới đây tại Hà Lan, tổng thống Mỹ D. Trump gần như hài lòng việc 32 thành viên tổ chức quân sự lớn nhất thế giới nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng. Điều này ảnh hưởng gì đến Nga, cường quốc có mối liên quan chặt chẽ đến địa chính chị châu Âu?

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

(GLO)- Ngày 25-6, nhóm luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nộp văn bản lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul phản đối lại lệnh bắt giữ do công tố viên đặc biệt đệ trình, đồng thời cáo buộc lệnh này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tố tụng và quyền được bào chữa của ông.

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

(GLO)- Sáng 22-6 (giờ Hà Nội), trong bài phát biểu từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố, cuộc không kích của Mỹ nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran là “một chiến thắng quân sự ngoạn mục”; đồng thời, những cơ sở này đã bị “phá hủy hoàn toàn và triệt để”.

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

(GLO)- Tranh chấp, xung đột giữa Campuchia và Thái Lan kéo dài trong lịch sử. Cuộc đọ súng ngày 28/5 gần khu vực biên giới tỉnh Ubon Ratchathani- Thái Lan khiến tình hình thêm nghiêm trọng. 2 nước nỗ lực kéo giảm căng thẳng, trong khi chính trường Thái Lan phát sinh diễn biến khó lường.

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Phát biểu tại cuộc họp với lãnh đạo các hãng thông tấn thế giới bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các nhóm đàm phán của Nga và Ukraine đang duy trì liên lạc và sẵn sàng nối lại các cuộc hòa đàm trực tiếp sau ngày 22/6.

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã lên tiếng xin lỗi sau khi cuộc điện đàm giữa bà và Chủ tịch Thượng viện Campuchia, cựu Thủ tướng Hun Sen bị rò rỉ. Cũng trong sáng nay, những người biểu tình bắt đầu tụ tập gần Tòa nhà Chính phủ để yêu cầu Thủ tướng Paetongtarn từ chức sau vụ việc này.

null