Chuyên gia giải thích 'uống nước ấm hay nước lạnh tốt hơn?'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngoài việc nên uống bao nhiêu nước, y học cổ truyền còn có các khuyến nghị về nhiệt độ phù hợp của nước tùy vào từng trường hợp, theo tờ Hindustan Times (Ấn Độ).

Uống đủ nước có thể giúp cải thiện nhiều khía cạnh sức khỏe. Từ điều hòa huyết áp, quản lý cân nặng, mức năng lượng tốt hơn, tiêu hóa tốt hơn đến da và tóc đẹp, nước đóng vai trò không thể thiếu trong sức khỏe tổng thể của cơ thể.

Ngoài việc nên uống bao nhiêu nước, y học cổ truyền còn có các khuyến nghị về nhiệt độ phù hợp của nước tùy vào yêu cầu thực tế. Trong một số trường hợp, nước ở nhiệt độ phòng - tạm gọi là nước lạnh - có thể mang lại nhiều lợi ích hơn nước ấm và ngược lại.

Ngoài việc nên uống bao nhiêu nước, y học cổ truyền còn có các khuyến nghị về nhiệt độ phù hợp của nước tùy vào từng trường hợp. Ảnh: Shutterstock

Ngoài việc nên uống bao nhiêu nước, y học cổ truyền còn có các khuyến nghị về nhiệt độ phù hợp của nước tùy vào từng trường hợp. Ảnh: Shutterstock

Tiến sĩ Rekha Radhamony, chuyên gia y học cổ truyền nổi tiếng của Ấn Độ, có trụ sở ở Dubai, Ấn Độ và nhiều nơi trên thế giới - trong bài đăng Instagram gần đây đã nói rõ về việc khi nào nên uống loại nước nào.

Tiến sĩ Radhamony cho biết uống nước lạnh sẽ tốt hơn là uống nước ấm khi cực kỳ khát nước hoặc khi bị ngộ độc thực phẩm, theo Hindustan Times.

Nguyên tắc uống nước lạnh

Nên uống nước lạnh trong các trường hợp sau:

Sau khi uống rượu Khi cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức hoặc chóng mặt Khi đang rất khát nước Khi vừa đi ngoài nắng về Nếu bị rối loạn chảy máu Nếu bị ngộ độc thực phẩm

Nếu bị đầy hơi thì uống nước ấm sẽ tốt hơn. Ảnh: Shutterstock

Nếu bị đầy hơi thì uống nước ấm sẽ tốt hơn. Ảnh: Shutterstock

Nguyên tắc uống nước ấm

Nước ấm có vai trò riêng và sẽ có tác dụng tốt trong một số điều kiện. Theo y học cổ truyền, uống nước ấm có thể giúp kích thích thèm ăn. Nó cũng giúp cải thiện tiêu hóa và giảm đau trong trường hợp cảm lạnh và ho.

Theo tiến sĩ Radhamony, uống nước ấm sẽ tốt hơn trong những điều kiện sau:

Ít cảm thấy thèm ăn Tiêu hóa kém Đau họng Bị sốt, ho, cảm lạnh Bị đau nhức Bị đầy hơi, theo Hindustan Times.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.