Chương trình OCOP tạo động lực phát triển kinh tế nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã giúp cho các hợp tác xã, doanh nghiệp, cá nhân ở Gia Lai hoàn thiện, nâng cấp sản phẩm đặc trưng để mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần phát triển kinh tế nông thôn.

Nâng tầm sản phẩm

Hợp tác xã Nông nghiệp Chư A Thai (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện) hiện có 80 thành viên. Hợp tác xã (HTX) kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực thủy nông, nông nghiệp, cung ứng lúa giống, phân bón và thiết bị máy móc nông nghiệp. Năm 2016, HTX triển khai mô hình cánh đồng lúa lớn một giống có diện tích khoảng 140 ha với sự tham gia của các thành viên và liên kết với 300 hộ nông dân xã Chư A Thai. Giống lúa được HTX đưa vào sản xuất gồm: H12, TBR225, OM4900, J02, hạt vàng 36. Hợp tác xã đã hỗ trợ nông dân từ khâu làm đất, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn kỹ thuật... đến bao tiêu sản phẩm. Năm 2019, gạo của HTX được công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao cấp tỉnh.

Ông Phạm Ngọc Nghĩa-Giám đốc HTX Nông nghiệp Chư A Thai-cho hay: “Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, HTX định hướng cho người dân duy trì cánh đồng lúa lớn và sản xuất theo tiêu chuẩn ViepGAP. Ngoài ra, sản phẩm gạo Phú Thiện được dán tem truy xuất nguồn gốc tạo được sự tin tưởng của người tiêu dùng. Do đó, các đơn đặt hàng đã tăng hơn 50-60% so với trước. Trung bình mỗi năm, HTX cung ứng ra thị trường hơn 200 tấn gạo”.  

 Các sản phẩm viên tinh nghệ đỏ, tinh bột nghệ đỏ AGILA của Công ty TNHH Nhất Nông Gia Lai (huyện Chư Pưh) được bày bán tại Siêu thị Co.op Mart Pleiku. Ảnh: L.N
Các sản phẩm viên tinh nghệ đỏ, tinh bột nghệ đỏ AGILA của Công ty TNHH Nhất Nông Gia Lai (huyện Chư Pưh) được bày bán tại Siêu thị Co.op Mart Pleiku. Ảnh: Lê Nam


Tương tự, chị Lê Thị Cẩm Như-chủ cơ sở macca Minh Quang Gia Lai (tổ 7, thị trấn Kbang) cho biết: Năm 2017, cơ sở bắt đầu kinh doanh sản phẩm hạt mắc ca nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ. Năm 2018, chúng tôi đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại để chế biến hạt mắc ca và đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm. Năm 2019, hạt mắc ca của cơ sở được công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao cấp tỉnh. Nhờ đó, sản lượng tiêu thụ đạt khoảng 22-24 tấn, tăng hơn 20% so với năm 2018. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên lượng hạt mắc ca tiêu thụ không tăng.

Còn anh Võ Thành Tuân-Giám đốc Công ty TNHH Nhất Nông Gia Lai (xã Ia Phang, huyện Chư Pưh) thì thông tin: Năm 2019, Công ty tham gia Chương trình OCOP với 2 sản phẩm là viên tinh nghệ đỏ AGILA, tinh bột nghệ đỏ AGILA và được công nhận đạt chuẩn 3 sao cấp tỉnh. Chương trình là cơ hội để sản phẩm của Công ty được quảng bá, hoàn thiện mẫu mã, gắn tem truy xuất nguồn gốc và nhất là thị trường tiêu thụ được mở rộng hơn 20-30%. “Vừa qua, Công ty đã được cho thuê mặt bằng tại Siêu thị Co.op Mart Pleiku để trưng bày và bán các sản phẩm OCOP”-anh Tuân nói.

Động lực phát triển kinh tế nông thôn

Năm 2020, tổng kinh phí triển khai Chương trình OCOP là hơn 17,8 tỷ đồng với mục tiêu có thêm 50 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP. Đây là cơ hội cho các địa phương nâng tầm sản phẩm đặc trưng của mình trên thị trường.

Chị trần Thị Diễm Kiều giới thiệu các sản phẩm bò khô Huy Vũ đạt sản phẩm OCOP năm 2019
Chị Trần Thị Diễm Kiều giới thiệu các sản phẩm bò khô Huy Vũ đạt tiêu chuẩn OCOP năm 2019. Ảnh: Lê Nam

Sau 1 năm triển khai Chương trình OCOP, toàn tỉnh có 42 sản phẩm đạt 3-4 sao cấp tỉnh. Đã có 27 đơn vị cấp xã có sản phẩm OCOP với 32 đơn vị tham gia (2 công ty cổ phần; 9 hợp tác xã; 9 Công ty TNHH; 12 cơ sở, hộ sản xuất kinh doanh). Tổng kinh phí triển khai Chương trình OCOP năm 2019 là hơn 14,5 tỷ đồng.

Tại Chư Pưh, ông Nguyễn Long Khánh-Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho biết: Năm 2020, huyện tiếp tục hỗ trợ nâng cấp 4 sản phẩm 3 sao cấp tỉnh lên 4 sao và hoàn thiện 13 sản phẩm đăng ký mới để đạt 3-4 sao cấp tỉnh. Đến nay, huyện đã phân bổ hơn 2,5 tỷ đồng cho các xã, thị trấn để thực hiện Chương trình OCOP.

Còn tại huyện Đak Đoa, ông Nguyễn Kim Anh-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT-thông tin: “Năm 2020, huyện nâng cấp 6 sản phẩm OCOP năm 2019 và hỗ trợ hoàn thiện 6 sản phẩm mới tham gia OCOP để đạt từ 3 sao trở lên. Huyện đã phân bổ hơn 2,2 tỷ đồng cho các địa phương, cơ quan chuyên môn để triển khai chương trình. Đồng thời, đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm đặc trưng, thông qua phiên chợ nông sản an toàn được tổ chức định kỳ vào ngày 15 hàng tháng hoặc đưa sản phẩm OCOP của huyện tham gia các sự kiện, hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP”.

Trao đổi với P.V, ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-cho biết: Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy và sự điều hành quyết liệt của UBND tỉnh nên Chương trình OCOP đã đạt hiệu quả cao và có sức lan tỏa mạnh mẽ; góp phần đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đây chính là yếu tố thúc đẩy sự phát triển một cách bền vững kinh tế khu vực nông thôn. Các sản phẩm được công nhận OCOP đạt 3-4 sao cấp tỉnh đã có bước tiến về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Thời gian tới, để Chương trình OCOP được triển khai một cách bài bản, nghiêm túc, cần có sự vào cuộc quyết liệt, sâu sát của cấp ủy Đảng từ tỉnh đến huyện, xã.

 LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

(GLO)- Nông nghiệp xanh là xu hướng nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Điểm vượt trội của nông nghiệp xanh so với nông nghiệp truyền thống là tính bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.