Chưa quyết định ông Chương thôi chức Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch chưa ký quyết định để ông Nguyễn Đăng Chương sẽ rời vị trí Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn.

Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Nguyễn Đăng Chương. Ảnh Dân việt.
Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Nguyễn Đăng Chương (Ảnh: Dân việt)


Sau những lình xình khi Cục Nghệ thuật biểu diễn có văn bản cấm lưu hành một số ca khúc, trong đó có bài "Con đường xưa em đi", sau đó là một loạt các ca khúc khác, đỉnh điểm là cấp phép cho Quốc ca Việt Nam. Rất nhiều ý kiến phản đối gay gắt hành động này của Cục Nghệ thuật biểu diễn. Sức ép từ dư luận đã buộc ông Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Nguyễn Đăng Chương phải lên tiếng xin lỗi, nhiều ý kiến cho rằng ông nên từ chức sau những việc làm đó.

Ngày 29-5, theo thông tin được một số báo phản ánh, ông Nguyễn Đăng Chương sẽ rời vị trí Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn và ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch sẽ tạm thời đảm nhiệm phụ trách Cục Nghệ thuật biểu diễn.

Bên hành lang Quốc hội vào chiều 29-5, trao đổi với một số phóng viên báo, đài, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho biết: "Việc của ông Chương, tôi đã ký quyết định gì đâu. Mọi vấn đề sẽ sớm có kết luận, khi nào có kết luận chính thức sẽ công bố cho báo chí sau".


 

Chiều 29-5, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho biết:
Chiều 29-5, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho biết: "Việc của ông Chương, tôi đã ký quyết định gì đâu. Mọi vấn đề sẽ sớm có kết luận, khi nào có kết luận chính thức sẽ công bố cho báo chí sau".



Trước đó, tháng 3-2017, Cục Nghệ thuật biểu diễn ban hành quyết định thu hồi 5 bài hát sáng tác trước năm 1975 bao gồm: Cánh thiệp đầu xuân (Lê Dinh - Minh Kỳ), Rừng xưa (Lam Phương), Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú (Diên An), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ - Hồ Đình Phương).

Quyết định này đã gây phản ứng dữ dội của công chúng yêu nhạc và các nhạc sĩ.

Sau đó, đầu tháng 4-2017, sự việc bài hát "Nối vòng tay lớn "của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn dù đã được mọi tầng lớp nhân dân say sưa hát bao năm qua và được biểu diễn trong nhiều chương trình chính trị, giao lưu trong và ngoài nước nhưng vẫn chưa được Cục Nghệ thuật biểu diễn "cấp phép phổ biến" càng làm tăng thêm sự bức xúc của công luận.

Sau đó, Cục này đã phải rút lại quyết định thu hồi 5 bài hát và tổ chức họp đến nửa đêm kiểm điểm các cá nhân liên quan.

Trong đó, ông Nguyễn Đăng Chương (Cục trưởng) và ông Đào Đăng Hoàn (Cục phó) đều "nghiêm khắc rút kinh nghiệm sâu sắc".

Nhưng mới đây, Cục Nghệ thuật biểu diễn công bố phổ biến hơn 300 bài "nhạc đỏ" trên website lẫn lộn vào danh sách các bài hát đã được "cấp phép phổ biến" đã gây ra làn sóng phản ứng vì trong đó nhiều bài hát quen thuộc như Tiến quân ca (Văn Cao), Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng (Phạm Tuyên)...

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phải ra công văn, yêu cầu Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch chấn chỉnh hoạt động của Cục Nghệ thuật biểu diễn.

Sáng 23-5, ông Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn lên tiếng nhận trách nhiệm và xin lỗi công chúng vì "phương pháp làm việc của Cục đã gây nên sự hiểu lầm, bức xúc".

Theo ông Chương, việc Cục Nghệ thuật biểu diễn thực hiện việc rà soát, cập nhật danh mục các bài hát được phổ biến rộng rãi trên website đã gây hiểu nhầm trong dư luận là Cục cấp phép cho các bài hát cách mạng. Đây là điều đáng tiếc, tạo ra dư luận bức xúc trong xã hội.

Theo VOV

Nhà văn Nguyễn Quang Vinh: Về những lùm xùm quanh chuyện cấp phép, cấm bài hát mới đây của Cục NTBD, không riêng tôi mà giới nhạc sĩ, nghệ sĩ, công chúng vẫn còn mãi câu hỏi là không hiểu thế nào, Cục NTBD lại có thể bày đặt ra chuyện này? Nó vô lý, ngược ngạo, tào lao đến mức khó tin khi ra quyết định cấm lưu hành 5 ca khúc đã rất nổi tiếng.

Bi hài hơn là đòi cấp phép cho bằng được bài “Nối vòng tay lớn”, cứ như bị ma quỷ xui khiến chứ không phải hành xử của một cơ quan quản lý về văn hóa. Nhưng nực cười hơn là khi báo chí xoáy vào phỏng vấn thì lãnh đạo Cục này lại thi nhau, tranh nhau khẳng định là mình đúng, bất cần dư luận, bất cần nghe ngóng, bất cần thực tiễn. Một thứ hành sự máy móc, cố chấp, cực đoan và cũ kĩ đến khó tin.

Rồi khi lãnh đạo Bộ VHTT-DL tuyên bố hủy ngay quyết định cấm tào lao kia thì Cục cũng ngay tức khắc ra quyết định hủy chính quyết định của mình. Tất cả cứ trôi tuột đi như thế, một kiểu làm việc tuột phanh. Nó phản ánh quá rõ năng lực, trách nhiệm ở mức kém cỏi đến kinh ngạc.
Báo chí cũng vừa chỉ ra có nhiều bài hát Cục NTBD cấp phép nhưng thực tế là không hề có bài nào như vậy. Đến mức này thì người ta phẫn nộ thực sự trước bộ máy lãnh đạo của Cục này. Một thái độ làm việc vô trách nhiệm, tắc trách đến lạ lùng. Chỉ cần những việc như thế đã đủ để cách chức vị lãnh đạo Cục này rồi.

Có thể bạn quan tâm

Ông Bùi Văn Khánh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ

Ông Bùi Văn Khánh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ

(GLO)- Sáng 19-12, HĐND huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) khóa IV đã khai mạc kỳ họp thứ 10 nhằm xem xét, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và đề ra phương hướng, giái pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2023. Dự họp có đồng chí Ngô Khắc Ngọc-Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh.
Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

(GLO)- Sáng 16-11, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai trao quyết định của Bộ Chính trị cho ông Trần Quốc Cường-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thôi giữ chức Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên nhiệm kỳ 2020-2025. Quyết định có hiệu lực từ 15-11.
Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ban Tổ chức Trung ương công bố quyết định của Ban Bí thư về việc luân chuyển, chỉ định cán bộ tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đối với ông Đoàn Anh Dũng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.
Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

(GLO)- Đến năm 2026, các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập có 101.546 biên chế. Tổng biên chế công chức, biên chế của các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương bảo đảm đến hết năm 2026 là 103.300 biên chế.