CHÚ Ý: Chỉ cần có tạm trú, lao động tự do ở TP HCM sẽ được nhận 1,5 triệu đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP HCM, đối với lao động tự do có khoảng 230.000 người, những người này chỉ cần có tạm trú tại TP HCM sẽ nhận được 1.500.000 đồng mà không cần phải có xác nhận thường trú.

Thông tin trên được ông Lê Minh Tấn trình bày tại cuộc họp triển khai chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 tại cuộc họp triển khai chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 do UBND TP HCM tổ chức ngày 5-7

Trước đó, ông Lê Minh Tấn đã nêu kế hoạch triển khai gói hỗ trợ người dân gặp khó khăn do Covid-19 với 6 nhóm được hỗ trợ, gồm: hỗ trợ tiền ăn người bị cách ly y tế và cho các đối tượng tham gia công tác phòng, chống dịch; hỗ trợ người lao động (NLĐ) tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (HĐLĐ), nghỉ việc không hưởng lương; hỗ trợ NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ NLĐ không có giao kết HĐLĐ (lao động tự do) bị mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19; hỗ trợ hộ kinh doanh phải dừng hoạt động theo yêu cầu của UBND TP tại khu vực thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ; hỗ trợ thương nhân tại các chợ truyền thống.

Về cách thức hỗ trợ, ông Lê Minh Tấn cho biết đối với nhóm NLĐ tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương có tham gia BHXH: người sử dụng lao động sẽ lập danh sách theo biểu mẫu số 1, chịu trách nhiệm về việc kê khai và gửi về Bảo hiểm xã hội (BHXH) quận, huyện, TP Thủ Đức nơi doanh nghiệp đang trú đóng. Sau khi tiếp nhận trong một ngày làm việc, BHXH địa phương sẽ rà soát, kiểm tra, nếu đủ điều kiện hỗ trợ thì gửi về UBND địa phương (thông qua Phòng LĐ-TB-XH). Trường hợp NLĐ không đủ điều kiện thì BHXH phải gửi thông báo và nêu rõ lý do cho NLĐ.

Trong 4 ngày làm việc, UBND TP Thủ Đức và quận, huyện phải quyết định hỗ trợ chi trả qua số tài khoản hoặc trực tiếp cho NLĐ.

Đối với nhóm NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì NLĐ phải có giấy đề nghị hỗ trợ theo mẫu số 2 gửi kèm bản photo quyết định hoặc thông báo chấm dứt HĐLĐ, gửi BHXH TP Thủ Đức và quận, huyện (nơi NLĐ sinh sống).

Sau khi tiếp nhận trong một ngày làm việc, BHXH địa phương sẽ rà soát, kiểm tra, nếu đủ điều kiện hỗ trợ thì gửi về UBND địa phương (thông qua Phòng LĐ-TB-XH). Trong 4 ngày làm việc, UBND TP Thủ Đức và quận, huyện phải quyết định hỗ trợ chi trả qua số tài khoản hoặc chi trả trực tiếp cho NLĐ.

"Thủ tục lần này rất đơn giản, thể hiện trách nhiệm của cơ quan BHXH, chính quyền địa phương và chủ doanh nghiệp, NLĐ bị tạm hoãn HĐLĐ không phải làm thủ tục gì hết, chỉ có người bị chấm dứt HĐLĐ thì phải làm giấy đề nghị"- ông Tấn nói thêm và cho rằng thủ tục hỗ trợ năm nay đã giảm bớt những việc rườm rà, phiền phức cho NLĐ.


 

Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP HCM Lê Minh Tấn báo cáo tại cuộc họp
Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP HCM Lê Minh Tấn báo cáo tại cuộc họp


Đối với NLĐ không có giao kết HĐLĐ (lao động tự do) bị mất việc làm sẽ được hỗ trợ cho 2 lần thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ từ ngày 31-5 đến 14-6 và từ ngày 15-6 đến 29-6. Gồm hai nhóm chính sách như sau:

+Nhóm 1 (NLĐ tự làm công việc như bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ, thu gom gác, bốc vác vận chuyển bằng xe ba gác, bán vé số; tự làm trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch): Trong 3 ngày làm việc, UBND phường, xã sẽ rà soát, thống kê, lập danh sách NLĐ đủ điều kiện theo mẫu số 3, thông qua hội đồng xét duyệt cấp xã rồi báo cáo UBND TP Thủ Đức và quận, huyện.

Trong 2 ngày làm việc tiếp theo, UBND quận, huyện, TP Thủ Đức sẽ thẩm định, phê duyệt danh sách gửi lại UBND phường, xã để chi trả tiền hỗ trợ trực tiếp cho NLĐ trong 2 ngày.

Nếu NLĐ không đủ điều kiện thì phường, xã phải trả lời cho người dân biết.

+ Nhóm 2 (NLĐ làm thuê tại chỗ kinh doanh, cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch (gồm cả bảo vệ) và một số lĩnh vực phải tạm ngừng hoạt động theo chỉ đạo của UBND TP HCM): Chủ sử dụng lao động lập sanh sách NLĐ gửi cho UBND phường, xã nơi đặt trụ sở doanh nghiệp theo mẫu số 4 và chịu trách nhiệm về danh sách này.

Trong 3 ngày làm việc, UBND phường, xã thông qua hội đồng xét duyệt rồi báo cáo UBND TP Thủ Đức và quận, huyện.

Trong 2 ngày làm việc tiếp theo, UBND quận, huyện, TP Thủ Đức sẽ thẩm định, phê duyệt danh sách gửi lại UBND phường, xã để chi trả tiền hỗ trợ trực tiếp cho NLĐ trong 2 ngày sau đó.

Đối với việc hỗ trợ các hộ kinh doanh cá thể tại quận Gò Vấp, phường Thạnh Lộc (quận 12) và các khu vực bị phong tỏa: căn cứ vào danh sách hộ kinh doanh do Chi cục thuế thì UBND phường, xã sẽ rà soát và gửi lại UBND TP Thủ Đức, quận, huyện thẩm định, phê duyệt. Nếu đủ điều kiện hỗ trợ thì tổ chức chi trả qua số tài khoản hoặc trực tiếp.

Đối với thương nhân tại các chợ truyền thống sẽ được hỗ trợ 6 tháng từ tháng 7-2021 đến tháng 12-2021. Ở nhóm này, Ban quản lý chợ sẽ rà soát, lập danh sách thương nhân đủ điều kiện gửi UBND TP Thủ Đức và quận, huyện để thẩm định, phê duyệt. Nếu đủ điều kiện thì UBND phường, xã và Ban Quản lý chợ thực hiện chi trả.

Ông Lê Minh Tấn cho biết chính quyền địa phương, chủ doanh nghiệp, phải có trách nhiệm lập danh sách NLĐ theo mẫu, gửi cơ quan có liên quan trước ngày 15-7.

Về thủ tục, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan cho biết thủ tục lần này đơn giản, người thừa hưởng chính sách này gần như không phải làm gì, ngoại trừ NLĐ tự do đã bị mất việc làm. Mà tất cả thủ tục do người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm.

Ông Võ Văn Hoan khẳng định hồ sơ sẽ được phê duyệt nhanh chóng. "Chúng tôi quy định tất cả cơ quan khi tiếp nhận hồ sơ thì trong 7 ngày phải có kết quả danh sách được phê duyệt và không được phê duyệt" – ông Võ Văn Hoan nói.

Cũng theo ông Võ Văn Hoan bên trong nội bộ có thể có nhiều vòng nhưng tất cả chỉ làm trong 7 ngày, mỗi cơ quan chỉ 2 ngày, chẳng hạn quận, huyện xem xét 2 ngày, phường, xã 2 ngày … Khi duyệt thì chi trả ngay, còn không đủ điều kiện phải phản hồi cho người dân.

Trước đó HĐND TP HCM đã thông qua chính sách hỗ trợ người dân bị tác động bởi dịch Covid-19 trên địa bàn TP HCM, với tổng kinh phí khoảng 886 tỉ đồng từ nguồn ngân sách TP.

Bài: Trường Hoàng, ảnh: Trung tâm Báo chí TP HCM
(Dẫn nguồn NLĐO)


 

Có thể bạn quan tâm

Ấm áp “Bữa cơm Công đoàn-Mừng Xuân ơn Đảng”

Ấm áp “Bữa cơm Công đoàn-Mừng Xuân ơn Đảng”

(GLO)- Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều tổ chức Công đoàn và doanh nghiệp tỉnh Gia Lai đã tổ chức “Bữa cơm Công đoàn-Mừng Xuân ơn Đảng”. Đây là dịp để công nhân, người lao động và lãnh đạo doanh nghiệp ngồi lại với nhau trong bầu không khí chia sẻ, ấm áp tình đoàn kết.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tặng 50 suất quà Tết cho đoàn viên, công nhân khó khăn

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tặng 50 suất quà Tết cho đoàn viên, công nhân khó khăn

(GLO)- Tối 16-1, tại xã Đak Yă (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) Công đoàn cơ sở Công ty cổ phần chăn nuôi bò thịt-bò sữa Cao Nguyên tổ chức “Bữa cơm Công đoàn-Mừng Xuân ơn Đảng” và trao quà Tết của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cho đoàn viên, công nhân có hoàn cảnh khó khăn.