Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai: Chúng tôi sợ dự án Phước Kiển lắm rồi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trả lời cổ đông về thương vụ lùm xùm mua 32 ha đất ở Phước Kiển, bà Nguyễn Thị Như Loan nói doanh nghiệp cũng đã nhận lại tiền và trả đất cho Công ty Tân thuận.

Tại ĐHĐCĐ 2018 sáng 29-6 của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (QCG), cổ đông tập trung chất vấn Hội đồng quản trị xoay quanh các vấn đề liên quan đến dự án Khu dân cư Phước Kiển và những rắc rối của khu đất mà doanh nghiệp mua lại từ Công ty Tân Thuận, bị Thành ủy TP.HCM yêu cầu hủy giao dịch.

 

Bà Loan cho rằng đã trả lại khu đất 32 ha cho Tân Thuận.
Bà Loan cho rằng đã trả lại khu đất 32 ha cho Tân Thuận.

Đã nhận tiền, trả lại đất cho Tân Thuận

Liên quan đến lùm xùm mua 32 ha đất của Công ty Tân Thuận, bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch HĐQT QCG, nhắc lại đây là dự án khác với dự án mà công ty đã nhận tạm ứng từ đối tác Sunny Island.

Theo bà Loan, Công ty Tân Thuận trước đây bán cho QCG 32 ha đất, khu đất này nằm trong tổng dự án 55 ha, chứ không phải dự án chỉ có 32 ha. Đây là dự án còn da beo nhiều, ban đầu công ty không muốn mua mà chỉ muốn hợp tác (Tân Thuận 65% còn QCG 35% vốn), nhưng khi làm thủ tục đầu tư bị ách, vì tổng dự toán hơn 7.000 tỷ đồng, trong khi Tân Thuận chỉ có vốn 126 tỷ đồng, nên không đủ khả năng. Và vì Tân Thuận không đứng chủ đầu tư được nên bán lại cho QCG.

Chủ tịch QCG thông tin hiện công ty đã trả mặt bằng cho Tân Thuận. Phía Tân Thuận cũng đã hoàn trả tiền cho doanh nghiệp.

 

 

Sợ làm những dự án lớn trong tương lai

Liên quan đến dự án Phước Kiển (90 ha) ách tắc nhiều năm qua, bà Nguyễn Thị Như Loan cho biết rất nhiều cổ đông nóng lòng về dự án Phước Kiển, vì cũng bị kẹt rất lâu. Doanh nghiệp cũng mất ăn mất ngủ vì chuyên đền bù.

Chủ tịch QCG cho rằng rất sợ phải làm những án lớn như vậy trong tương lai, vì liên quan đến vấn đề pháp lý dự án. "Doanh nghiệp đang được đối xử như 'con ghẻ' vì luật một đường áp dụng một nẻo, khó có thể chủ động được", bà Loan nói.

Dù vậy, QCG cũng thấy may mắn khi gặp được đối tác đồng cảm, ứng tiền cho mình trả nợ, từ đó thoát được nợ xấu, cũng là giải tỏa tâm lý nặng nề trong nhiều năm.

Cụ thể, bà Loan trình bày với cổ đông, dự án Phước Kiển 90 ha khi được giao là đất nông nghiệp, có 88 hộ dân không có giấy tờ đã lấn chiếm cất nhà trên trục đường hạ tầng chính. QCG đã xin đầu tư hạ tầng kỹ thuật để Nhà nước hỗ trợ thu hồi, nhưng báo cáo QCG vướng mắc 10 điều thì 2-3 tháng chỉ giải quyết được 1 điều.

Hiện dự án Phước Kiển thoát nợ trên sổ sách nhưng tình hình thực tế rất khó khăn, vì không thể đền bù được, rất khó để triển khai. Hơn nữa, thuế chuyển đổi từ đất nông nghiệp lên đất ở cũng là gánh nặng.

Đến nay, 88 căn nhà lấn chiếm còn hơn 40 căn chưa đền bù. Công ty cũng đã đi mua đất ở để cất nhà đền bù, nhưng việc xin giấy phép trong 55 căn thì chỉ có 35 căn đã được cấp phép, còn lại 19 căn lại vướng thủ tục.

 

Ngoài lô đất 32 ha ở Phước Kiển, công ty Tân Thuận còn có thêm giao dịch với QCG một lô đất ở phường Tân Phong, quận 7.
Ngoài lô đất 32 ha ở Phước Kiển, công ty Tân Thuận còn có thêm giao dịch với QCG một lô đất ở phường Tân Phong, quận 7.

Ngoài ra, QCG cũng đã tăng giá đền bù 300-400% so với trước đây, nhưng bà con vẫn đòi cao hơn. Theo bà Loan, nếu phải đền theo mức người dân đòi thì cần gần 2.000 tỷ đồng nữa mới đủ.

QCG tiếp tục làm đơn kêu cứu với các ban ngành liên quan.

“Tôi chưa thấy dự án nào mà vất vả chuyện đền bù như dự án này. Dù dự án rất lớn đối với QCG, chúng tôi cũng đành phải dành nguồn lực tập trung vào các dự án khác để 'cái bụng' của doanh nghiệp không bị đói nữa. Tập trung vào dự án khác để nuôi sống này, và tôi mong cổ đông kiên trì với chúng tôi. Tôi nói thật, sau dự án này chúng tôi không muốn làm dự án nào có quy mô đất lớn như vậy nữa”, bà Loan chia sẻ.

Giảm chỉ tiêu sau 7 năm không đạt kế hoạch

Sau 7 năm liền không hoàn thành kế hoạch kinh doanh, QCG đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2018 giảm 37% so với 2017.

Về kế hoạch kinh doanh 2018, công ty dự kiến đạt 1.800 tỷ đồng tổng doanh thu và 320 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. So với kết quả năm 2017 thì kế hoạch lãi trước thuế năm nay chỉ bằng 63%, trong khi kế hoạch doanh thu tăng 39,5%.

Tính đến hết quý I, Quốc Cường Gia Lai đã đạt được 351 tỷ đồng doanh thu và 46 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt hoàn thành 19,5% và 14,4% kế hoạch cả năm.

Lãnh đạo Quốc Cường Gia Lai cho biết trong năm 2018, công ty tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các dự án còn dở dang, nhằm đưa sản phẩm kịp xu hướng của thị trường.

Đó là các dự án De Capella tại đường Lương Định Của (quận 2) sẽ hoàn thành giao nhà vào quý III/2018; dự án Marina - Đà Nẵng, mở bán giai đoạn 2 vào quý III/2018; dự án nhà máy thủy điện Ayun Trung hoàn thành phát điện vào quý III/2018; dự án Giai Việt Thương Mại (quận 8), dự kiến hoàn thành quý IV/2019.

Bà Loan cũng chia sẻ trong năm nay công ty tiếp tục mở rộng địa bàn hoạt động, cũng như đa dạng hóa sản phẩm.

Ngoài các quỹ đất hiện có tại TP.HCM và Đà Nẵng, QCG đang tiếp tục mở rộng thị trường, tạo quỹ đất tại Vũng Tàu, quận 2, quận 7, quận 9… Về sản phẩm, công ty mở rộng các phân khúc bất động sản khác như condotel, officetel, văn phòng và khách sạn, cho thuê khu thương mại...

 

 

Năm 2017, doanh thu của QCG đạt 857 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế năm 2017 đạt 406 tỷ đồng, gấp hơn 9 lần so với năm 2016.

Đến cuối 2017, QCG ghi nhận 11.408 tỷ đồng tổng tài sản, 4.106 tỷ đồng vốn chủ sở hữu và 7.302 tỷ đồng nợ phải trả. Trong đó, khoản nợ khác tăng 4.476 tỷ đồng so với năm 2016.

Tại đại hội lần này, QCG trình các cổ đông thông qua phương án phát hành 27,5 triệu cổ phiếu với tổng giá trị theo mệnh giá hơn 275 tỷ đồng. Thời gian phát hành vào khoảng quý II hoặc III/2018 sau khi được Ủy ban chứng hoán Nhà nước chấp thuận.

Nguồn vốn phát hành được lấy từ thặng dư vốn cổ phần theo báo cáo tài chính năm 2017 đã được kiểm toán.

Theo zing

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiến hành khảo sát và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.P

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiên phong lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng

(GLO)- Sau khi khảo sát và làm việc với đơn vị chủ rừng, Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree (TP. Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề nghị chủ trương thí điểm lập dự án trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh.

Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên đã áp dụng giải pháp kết nối tự động xuất HĐĐT theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng thuộc hệ thống. Ảnh: S.C

Cục Thuế tỉnh Gia Lai hỗ trợ doanh nghiệp kết nối tự động phát hành hóa đơn bán lẻ xăng dầu

(GLO)- Để hoàn thành mục tiêu 100% cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu áp dụng giải pháp kết nối tự động khi phát hành hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng, UBND tỉnh Gia Lai giao các sở, ban, ngành, địa phương phối hợp với Cục Thuế tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu.

Đón dòng đầu tư mới

Đón dòng đầu tư mới

Trong xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và diễn biến phức tạp về địa chính trị trên thế giới, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này