Chư Sê: Hội nghị đầu bờ nghiệm thu mô hình thâm canh cây ngô lai CP511

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 26-8, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) phối hợp với UBND xã Ayun tổ chức Hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả thực hiện mô hình ngô lai CP511 thuộc dự án "Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình phát triển kinh tế-xã hội tại xã đặc biệt khó khăn Ayun".                                                                                             
Ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng NN&PTNT huyện (bìa trái) tại hội thảo đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình ngô lai tại làng H Văc, xã Ayun. Ảnh: Hoàng Viên
Cơ quan chức năng đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình ngô lai tại làng Hvắc, xã Ayun. Ảnh: Hoàng Viên
Mô hình ngô lai CP115 được Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ và UBND xã Ayun triển khai thực hiện từ tháng 5 đến tháng 8 trên diện tích 5 ha với 7 hộ tại các làng Hvắc, Vương Chép và Tung Ke (xã Ayun) tham gia.
Các hộ được đầu tư giống ngô lai CP511, phân bón, thuốc trừ sâu; được cán bộ kỹ thuật khuyến nông huyện hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc.
Mô hình ứng dụng biện pháp thâm canh tổng hợp và bón phân hợp lý; ứng dụng biện pháp quản lý sâu bệnh hại tổng hợp. Ở các công đoạn làm đất, lên luống và gieo hạt, bóc bẹ, tách hạt và làm khô hạt đều được cơ giới hóa.
Kết quả đánh giá đầu bờ, thời gian sinh trưởng cây ngô CP511 từ 100-110 ngày cho thu hoạch; hạt to đều, cùi nhỏ, năng suất trung bình đạt 6,9 tấn/ha, cao hơn mô hình đối chứng 1,8 tấn/ha. Sản phẩm sau thu hoạch được thương lái thu mua với giá 7.000 đồng/kg. Số tiền thu được là 48,3 triệu đồng/ha. Sau khi trừ chi phí ước đạt hơn 16,3 triệu đồng/ha. Nếu lấy công làm lời thì đạt gần 30 triệu đồng/ha, cao hơn 23,4% so với ngô ngoài mô hình. 
Việc triển khai thành công mô hình ngô lai CP115 trên cánh đồng Ayun đã góp phần làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp; đồng thời, chuyển giao khoa học-công nghệ cho bà con áp dụng vào thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
HOÀNG VIÊN
 

Có thể bạn quan tâm

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.