Chư Sê bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh đối tượng 4 cho 70 học viên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-  Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã khai mạc lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh (QP-AN) đối tượng 4 (khoá 45) năm 2023 cho 70 học viên thuộc cơ quan, tổ chức, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên các trường mầm non; trường tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn huyện.

Theo đó, trong thời gian 4 ngày (từ 18-7 đến 21-7-2023), các học viên tham gia lớp học sẽ được truyền đạt các chuyên đề như: Đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về QP-AN, phát triển kinh tế-xã hội gắn với tăng cường, củng cố QP-AN và hoạt động đối ngoại trong tình hình mới; bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng; quản lý nhà nước về an ninh trật tự trong tình hình mới; vấn đề dân tộc, tôn giáo gắn với QP-AN trong tình hình mới; phòng-chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; nội dung cơ bản về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, quản lý và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới và nội dung cơ bản của các Luật: Quốc phòng, An ninh quốc gia, An ninh mạng, Nghĩa vụ Quân sự, Giáo dục QP-AN, Dân quân tự vệ, Lực lượng dự bị động viên; phòng-chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng; xây dựng, quản lý lực lượng Dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên trong tình hình mới.

Quang cảnh lớp bồi dưỡng. Ảnh: Hoàng Viên

Quang cảnh lớp bồi dưỡng. Ảnh: Hoàng Viên

Ngoài ra, các học viên được trao đổi thêm một số chuyên đề bổ trợ về: Phòng-chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng; “Tổ chức phản động FULRO và âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch trên địa bàn Tây Nguyên”; vấn đề dân tộc, tôn giáo và đấu tranh chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá cách mạng trên địa bàn Quân khu 5.

Thông qua lớp bồi dưỡng, cán bộ, đảng viên, giáo viên thấy rõ được vị trí, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng kiến thức QP-AN, từ đó vận dụng kiến thức đã được học vào thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở theo chức trách, nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững ổn định chính trị ở cơ quan, đơn vị, khu dân cư, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ở cơ sở.

Có thể bạn quan tâm

Phó Bí thư Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn: Cần chuẩn bị tốt công tác nhân sự cho Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Bàu Cạn

Phó Bí thư Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn: Cần chuẩn bị tốt công tác nhân sự cho Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Bàu Cạn

(GLO)- Sáng 10-7, đồng chí Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai cùng đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm, kiểm tra và làm việc với hệ thống chính trị xã Bàu Cạn để nắm tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị sau sáp nhập đơn vị hành chính.

Thắt chặt mối giao lưu nhân dân Việt - Pháp

Thắt chặt mối giao lưu nhân dân Việt - Pháp

(GLO)- Chiều ngày 9-7, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh và Hội Hữu nghị Việt - Pháp phối hợp tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 236 năm Quốc khánh Cộng hòa Pháp (14-7-1789 - 14-7-2025), với sự tham dự của đông đảo đại biểu, nhà khoa học và bạn bè Pháp đang làm việc, nghiên cứu tại Quy Nhơn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch chủ trì cuộc họp về bố trí bộ phận thường trực các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh tại cơ sở 2

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch chủ trì cuộc họp về bố trí bộ phận thường trực các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh tại cơ sở 2

(GLO)- Sáng 9-7, tại phường Pleiku (tỉnh Gia Lai), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch chủ trì cuộc họp nghe đại diện các sở, ngành báo cáo nội dung bố trí bộ phận thường trực các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh làm việc tại cơ sở 2.

Chủ tịch xã sau sáp nhập có quyền gì?

Chủ tịch xã sau sáp nhập có quyền gì?

Từ 1.7, Chủ tịch UBND cấp xã đảm nhận những nhiệm vụ và quyền hạn như lãnh đạo và điều hành công việc của UBND; chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành hiến pháp, pháp luật...

null